Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Chủ đầu tư chưa làm đúng cam kết, người dân khu TĐC thủy điện Đăk Mi 1 "khát nước"

H.Đại - N.Triều - 21:30, 09/05/2022

Mặc dù đã triển khai Dự án xây dựng thủy điện Đăk Mi 1 và Khu tái định cư (TĐC) cho người dân để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay người dân tại TĐC thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vẫn sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt và các công trình sinh hoạt cộng đồng.

Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 bà con phải bắt từng ông nước nhỏ nhờ làng bên cạnh để sinh hoạt
Tại Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 bà con phải bắt từng ống nước nhỏ nhờ làng bên cạnh để sinh hoạt

Theo phản ánh của người dân tại Khu TĐC thủy điện Đăk Mi 1, mặc dù đã được chủ đầu tư xây dựng Khu TĐC khang trang, sạch đẹp nhưng vẫn không có nước sử dụng người dân phải nhờ lấy nước ở làng bên cạnh để sinh hoạt. 

Mặc dù chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 1, đã cam kết với người dân và ngành chức năng của tỉnh Kon Tum là hoàn thành công trình nước sạch để người dân sinh hoạt trong quý I/2022 và  sẽ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho người dân; vậy mà đến nay vẫn chưa thực hiện. Mặc khác, Khu TĐC lại khá xa với khu sản xuất của người dân, nên việc di chuyển, sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Để nắm bắt rõ hơn thông tin, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã tìm đến khu TĐC mới Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei. Theo quan sát, tại Khu TĐC có hàng chục ngôi nhà mọc lên khang trang, sạch đẹp, nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ là hệ thống bồn chứa nước, bệ lấy nước chưa một lần sử dụng. 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Y Dương, dân tộc Gié Triêng sống tại Khu TĐC thủy điện Đăk Mi 1 cho biết: chúng tôi chuyển về khu TĐC với mong muốn ổn định cuộc sống, nhưng về đến đây nước vẫn không có để sinh hoạt, chúng tôi phải nhờ lấy nước làng bên nên rất khó khăn. Chủ đầu tư hứa sẽ có nước cho chúng tôi sinh hoạt, nhưng đến giờ vẫn chưa có. Chủ đầu tư còn hứa sẽ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho người dân có chỗ để sinh hoạt nhưng đến nay cũng chưa thực hiện.

Hàng loạt bồn nước được xây dựng nhưng phải chờ nước
Hàng loạt bồn nước được xây dựng nhưng phải chờ nước

Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án khu TĐC được san ủi mặt bằng từ năm 2020 và khởi công từ đầu năm 2021. Theo hồ sơ thiết kế thì, 1 căn nhà sẽ được hỗ trợ xây dựng khoảng 135 triệu đồng, tại dự án này có tổng cộng 37 hộ TĐC. Việc về lại Khu TĐC mới rất xa so với nơi ở cũ và khu sản xuất của bà con, nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con cũng gặp nhiều khó khăn. 

Mặc dù, thời điểm chúng tôi đến Khu TĐC, là thời điểm thu hoạch mì và chăm sóc đồng ruộng, vậy mà có rất nhiều người dân vẫn đang ở nhà, với lý do đường đến khu sản xuất xa và không có phương tiện để di chuyển. Chị Y Đóm cho biết, từ khu TĐC đến khu sản xuất tầm 8 km, đường dốc và khó đi, đi vào trong đó xa lắm, nếu đi bộ vào tới nơi sản xuất, thì mất cả buổi sáng; rồi chi phí đi lại rồi vận chuyển nhiều tiền... nên chúng tôi không đủ tiền để đi nên chúng tôi quyết định ở nhà. 

Theo ông Nguyễn Đình Nguyên, Chủ tịch UBND xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, việc người dân phản ánh là đúng, chủ đầu tư đã cam kết với người dân, xã và các ngành chức năng đến quý 1/2022, là hoàn thành công trình nước để người dân sinh hoạt, nhưng đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đúng cam kết. 

Còn vấn đề bà con phản ánh liên quan tới việc khu sản xuất xa với khu TĐC, ông Nguyên cho biết thêm, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại và sản xuất của bà con vì chi phí tăng thêm rất nhiều. Tuy nhiên, ông Nguyên cũng nhìn nhận, hiện tại để chọn một khu TĐC trên địa bàn xã là rất khó.

Một buồn chứa nước đang bắt đầu xuống cấp
Một buồn chứa nước đang bắt đầu xuống cấp

Trao đổi vấn đề bức xúc của người dân đến ông Đỗ Xuân Yến, đại diện chủ đầu tư Công ty CP Quang Đức Kon Tum, ông Yến đã thừa nhận việc chậm trễ thực hiện hạng mục nước sinh hoạt cho bà con. “Việc người dân chọn vị trí lấy nước cách xa khu TĐC tầm 6km nên việc lắp các đường ống về hiện đang còn vướng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đơn vị sẽ cố gắng để hoàn thành hạng mục nước, và sẽ hoàn thành nhà văn hóa cộng đồng vào quý II/2022”, ông Yến cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.