Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp

Ngọc Chí - 19:20, 19/09/2023

Chiều 19/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã (HTX) và UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

Ông Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Ông Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Kon Tum có 261 HTX; 1 Liên hiệp HTX. Trong đó, có 180 HTX nông nghiệp và 1 Liên hiệp HTX nông nghiệp, chiếm 68,9% tổng số HTX toàn tỉnh. Hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp không ngừng được cải thiện. Tính đến cuối năm 2022, doanh thu bình quân của HTX nông nghiệp là 1,1 tỷ đồng/HTX/năm; lợi nhuận đạt 235 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của thành viên khoảng 35 triệu đồng/người/năm. 

Tuy còn ở mức độ khác nhau, nhưng các HTX nông nghiệp đã chủ động vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn tham gia vào các HTX và liên kết sản xuất với các HTX. Những kết quả và thành tích đã đạt được ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và sự phát triển của HTX nông nghiệp.

Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội thảo
Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên, trong phát triển HTX nông nghiệp vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về kinh tế tập thể chưa thường xuyên, chưa sâu; việc phổ biến, nhân rộng mô hình HTX hoạt động hiệu quả chưa được triển khai rộng rãi; năng lực chuyên môn và triển khai của đội ngũ quản lý HTX còn nhiều hạn chế, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại; HTX bước đầu có cải thiện về lượng và chất, nhưng phát triển chưa đồng đều đối với các lĩnh vực, vùng miền; chưa xây dựng được nhiều mô hình HTX kiểu mới quy mô lớn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản…

Quang cảnh buổi Hội thảo
Quang cảnh buổi Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum khẳng định: Kinh tế tập thể, HTX có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tiếp theo, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, nhất là HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận nhằm tìm ra “điểm nghẽn” trong việc phát triển HTX trong lĩnh vực nông nghiệp; trên cơ sở đó các cấp, các ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh có các chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ nhằm phát triển thành phần kinh tế quan trọng này.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận đánh giá kết quả đạt được về phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua, nêu ra những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX như: Khó khăn về vốn; hạn chế về năng lực quản lý; khó khăn trong tiếp cận chính sách hỗ trợ; khó khăn do tác động của nền kinh tế thị trường… 

Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi cao nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành HTX, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp; thực hiện chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng mã số vùng trồng; phát huy vai trò của các HTX trong việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phù hợp cho Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.