Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: 137 làng đồng bào DTTS được hỗ trợ cồng chiêng

Ngọc Thu - 17:31, 11/05/2023

Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021 - 2023, công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS đạt kết quả tích cực. Toàn tỉnh có 137 làng đồng bào DTTS được hỗ trợ cồng chiêng và tổ chức 143 lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang.

Tỉnh Kon Tum có khoảng 2.500 bộ cồng chiêng được các DTTS bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị
Tỉnh Kon Tum có khoảng 2.500 bộ cồng chiêng được các DTTS bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 2.500 bộ cồng chiêng được các DTTS bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị. Toàn tỉnh có 434 nhà rông, cơ bản các làng đồng bào DTTS có cồng chiêng, nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy du lịch phát triển.

Tại cuộc họp đánh giá công tác triển khai bảo tồn, phục hồi, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn vừa diễn ra, ông Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã nhấn mạnh, công tác triển khai bảo tồn, phục hồi, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm ở lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn 2020 - 2025.

Trong thời gian đến, phấn đấu các làng DTTS đều có nhà rông, có cồng chiêng; tăng cường công tác truyền thông và giáo dục di sản văn hóa truyền thống; nghiên cứu, phục hồi các loại hình di sản văn hóa có tiềm năng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho các thôn, làng đồng bào DTTS được chọn đề nghị cấp thẩm quyền xem xét công nhận điểm du lịch. Đồng thời, tạo đầu ra cho sản phẩm truyền thống; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực làm công tác văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.