Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum

Cát Tường - 20:33, 17/11/2022

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023); 92 năm Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2022), 77 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2022), tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022”.

Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum có sự tham gia 600 nghệ nhân dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Gia Rai và Thái - Ảnh: VGP/Dương Nương
Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum có sự tham gia 600 nghệ nhân dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gié - Triêng, Gia Rai và Thái (Ảnh: Dương Nương)

Với chủ đề “Âm vang đại ngàn”, Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS Kon Tum quy tụ 30 đội của 10 huyện, thành phố trên toàn tỉnh tham gia với trên 600 nghệ nhân của các dân tộc thiểu số Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Thái…

Tham gia Hội thi, các nghệ nhân sẽ trình diễn những loại hình nghệ thuật độc đáo như hát dân ca, tái hiện trích đoạn lễ hội truyền thống, chỉnh chiêng... đặc biệt là nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng.

Ngoài ra, có 300 vận động viên của 9 đoàn sẽ tham gia thi đấu các môn thể thao truyền thống và trò chơi dân gian tiêu biểu của các DTTS trên địa bàn tỉnh như bắn nỏ, bắn ná, đẩy gậy, cà kheo, kéo co...

Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết, trong những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Các cấp, các ngành đã triển khai hiệu quả Đề án bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum.

Nhờ đó đến nay, đã có 2.500 bộ cồng chiêng được các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị; hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêng, chỉnh chiêng được tổ chức với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cộng đồng các DTTS ; những bài chiêng cổ được ký âm, lưu giữ trọn vẹn; đặc biệt là sự xuất hiện của cồng chiêng trong nhiều hoạt động văn hóa - chính trị của tỉnh, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong hành trình khám phá, trải nghiệm văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum.

Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 sẽ diễn ra từ 16 - 18/11 tại sân Nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum, mở cửa miễn phí cho du khách đến tham quan và thưởng lãm các tiết mục trình diễn nghệ thuật.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.