Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Rẫy (Kon Tum): Phát triển mạnh diện tích mắc ca

Nhật Minh - 10:15, 08/10/2023

Trong thời gian gần đây, cùng với cà phê, cao su, dược liệu, cây mắc ca đã và đang được người dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy (Kon Tum) xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Kon Rẫy đã trồng mới được hơn 445ha cây mắc ca.
Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Kon Rẫy đã trồng mới được hơn 445ha cây mắc ca.

Cùng với cây cao su, cà phê, dược liệu thì huyện Kon Rẫy cũng khuyến khích người dân phát triển diện tích mắc ca, đồng thời, chủ động liên doanh liên kết với đơn vị cung ứng giống đảm bảo, tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong vài năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã chú trọng phát triển mạnh diện tích mắc ca.

Đăk Ruồng là 1 trong 2 xã có diện tích mắc ca nhiều nhất huyện Kon Rẫy. Điều đáng mừng là thời gian qua, nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS đã mạnh dạn vay vốn, chuyển đổi sang trồng chuyên canh cây mắc ca hoặc tiến hành trồng xen canh với các loại cây trồng khác. Trong số đó phải kể đến mô hình trồng, chế biến mắc ca của gia đình bà Võ Thị Bích Thủy (ở thôn Kon Skôi, xã Đăk Ruồng). Đây là một trong những mô hình phát triển cây mắc ca đầu tiền của xã và cả của huyện Kon Rẫy.

Quả mắc ca có giá trịnh kinh tế cao, đem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân huyện Kon Rẫy
Quả mắc ca có giá trịnh kinh tế cao, đem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân huyện Kon Rẫy

Gia đình bà Thủy đã trồng cây mắc ca từ năm 2015-2016 và hiện đã phát triển được hơn 10ha, với khoảng 2.700 cây. Hiện nay, toàn bộ diện tích cây trồng đã cho thu hoạch. Trong đó, cây lớn thu hoạch từ 40-50kg/cây; cây nhỏ từ 10-12kg/cây. Từ đầu năm 2023 đến nay, gia đình bà thu được khoảng 1,2 tỷ đồng từ mắc ca...

Không chỉ riêng ở xã Đăk Ruồng, chỉ tính từ đầu năm đến nay, toàn huyện Kon Rẫy đã trồng mới được hơn 445ha cây mắc ca. Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều phát triển cây mắc ca, trong đó, xã Đăk Tờ Lung có diện tích trồng mắc ca nhiều nhất với 125,5ha; sau đó là xã Đăk Ruồng phát triển được hơn 116ha; Đăk Tờ Re 42,8ha; Tân Lập 42,2ha thị trấn Đăk Rve 33,5ha; Đăk Pne có 65,12ha và Đăk Kôi 20,3ha.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.