Những ngày cuối năm này, đội chiêng, đội múa, nghệ nhân của buôn đang tập dượt chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất- lễ Mừng lúa mới được tổ chức vào ngày Tết dương lịch mùng 1/1 hằng năm. Nghệ nhân Y Nol, 77 tuổi cho biết: Đội chiêng buôn Kon H’rinh được cha ông truyền lại, các thế hệ nối tiếp nhau duy trì. Đội chiêng có 13 người, tuổi từ 35 trở lên. Ngoài biểu diễn, nhiều năm nay, đội chiêng vẫn duy trì việc dạy đánh cồng chiêng cho thanh thiếu nhi vào tối thứ 5 hàng tuần, với mong muốn đào tạo buôn đội chiêng trẻ kế nhiệm.
Trưởng buôn Kon H’rinh A Nít cho biết: Hiện nay, buôn vẫn còn 2 bộ chiêng, chiêng bằng 10 chiếc, chiêng núm 3 chiếc. Một bộ chiêng, trống nguyên vẹn phục vụ trong các dịp lễ hội, đi lưu diễn gồm 16 chiếc cả chiêng và trống. Trong buôn vẫn còn 4-5 nghệ nhân dệt thổ cẩm, mộ đội múa gồm 8 người và 2
khi có sự kiện, buôn Kon H’rinh luôn được huyện chọn tham gia các chương trình giao lưu, hội thi trong và ngoài tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa…; Trong các sự kiện này, đoàn nghệ thuật của Buôn luôn nhận được nhiều giải thưởng, giấy khen, bằng khen, huy chương vàng, bạc. “Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng theo Đảng, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Văn hóa truyền thống của người DTTS Tây Nguyên rất phong phú. Riêng với bản thân, tôi duy trì chỉnh chiêng với mong muốn truyền đạt lại cho thế hệ con cháu trong buôn nâng cao ý thức trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc”, nghệ nhân A Blôh cho hay.
Ông Trần Minh Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Ea H’Đinh cho biết: Xã Ea H’Đinh có 7 buôn và 1 thôn, với 2283 hộ, hơn 10 nghìn nhâu khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 68% chủ yếu là người Ê-đê. Riêng buôn Kon H’rinh là có 98% đồng bào dân tộc Xơ Đăng sinh sống. Mặc dù có một thời gian, Buôn Kon H’rinh gặp những biến cố do có nhiều người bị tà đạo lôi kéo bỏ bê ruộng đồng, khiến cho đời sống gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tuy nhiên, qua công tác tuyên truyền vận động của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội; đặc biệt, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, như làm nhà ở, trường học, đường, điện, nhà sinh hoạt cộng đồng…
Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, kinh tế của người dân được nâng lên, bà con có điều kiện chăm lo cho đời sống tinh thần; việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được duy trì. Ngoài việc thường xuyên tổ chức các lễ hội để giao lưu bảo tồn văn hóa, bà con còn lập ra nhiều lớp truyền dạy cho thanh thiếu niên như diễn tấu cồng chiêng, múa chiêu múa xoang, hát dân ca, chế tác nhạc cụ, đan, dệt…
Lê Hường