Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi năm 2017: Những dấu ấn đáng nhớ

PV - 14:17, 29/01/2018

Năm 2017, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ sự khởi sắc về kinh tế, nhiều bản làng, phum sóc đồng bào DTTS đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

 Từ mô hình trồng thảo quả, nhiều hộ dân ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thoát nghèo, vươn lên khá giả. Từ mô hình trồng thảo quả, nhiều hộ dân ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thoát nghèo, vươn lên khá giả.

 

Nhắc đến Tu Mơ Rông, địa phương có 90% dân số là đồng bào dân tộc Xơ Đăng, ai cũng biết đây là một huyện ĐBKK của tỉnh nghèo Kon Tum. Năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt hơn 41,2 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện chỉ đạt 13,5 triệu đồng/người/năm.

Trong năm 2017, với việc quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực liên kết trong sản xuất, kinh tế-xã hội của huyện Tu Mơ Rông đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Theo ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, kết thúc năm 2017, lần đầu tiên huyện thu ngân sách đạt 48 tỷ đồng, vượt dự toán đề ra. Đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn được nâng lên một cách rõ rệt; thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người tính đến tháng 11/2017 đã đạt 18 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 8% so với năm 2016, giảm gấp đôi so với mức giảm bình quân chung của cả tỉnh.

Tính chung toàn tỉnh Kon Tum, địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất trong khu vực Tây Nguyên, năm 2017, lần đầu tiên tỉnh đạt 14/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế của cả nước (6,81%).

Đáng chú ý, năm 2017, dự toán thu nội địa trên địa bàn tỉnh Kon Tum được Bộ Tài chính giao là 1.720 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2017, thu ngân sách của Kon Tum đã đạt 2.200 tỷ đồng, vượt hơn 120% so với dự toán. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, từ 31 triệu đồng/người/năm vào năm 2016 lên gần 35 triệu đồng/người/năm cuối năm 2017.

Cũng như tỉnh Kon Tum, kết thúc năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 14.174 tỷ đồng, bằng 117,2% dự toán Trung ương giao. Những thành tựu đạt được về kinh tế trong năm 2017 đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thêm điều kiện để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân vui Tết, đón Xuân.

Như huyện Bình Sơn, năm 2017, huyện đã đầu tư 300 triệu đồng để mua sắm trang phục, trống, chiêng; đồng thời thuê các nghệ nhân người Cor của huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) để phục dựng lại Tết Ngã rạ cho người Cor của huyện Bình Sơn. Theo kế hoạch, năm 2018, huyện sẽ bổ sung kinh phí 2 tỷ đồng để xây dựng nhà dài và công viên nhỏ, làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng người Cor sinh sống trên địa bàn huyện.

Cùng chung với cộng đồng các dân tộc Việt Nam khi Xuân về, Tết đến, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Tây Nam bộ cũng đang phấn khởi vì kết thúc năm 2017 với nhiều kết quả tích cực. Từ các mô hình nuôi tôm sú, trồng hành tím, xá bấu, nuôi bò sữa, bò sinh sản của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng; mô hình chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp giống F1 cho lợi nhuận cao gấp 3-4 lần tại tỉnh Trà Vinh,… nhiều hộ đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo.

Đáng chú ý, trong năm 2017, chính quyền các địa phương khu vực Tây Nam bộ đã tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, qua đó giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có thêm điều kiện để vươn lên. Nổi bật nhất là việc thực hiện hỗ trợ xây nhà cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Riêng tỉnh Vĩnh Long, thực hiện kế hoạch hỗ trợ nhà ở năm 2017 cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer với tổng số 768 căn, qua 02 năm triển khai thực hiện (2016-2017), cơ bản giải quyết khó khăn về nhà ở cho hộ nghèo DTTS.

Những tín hiệu vui ở vùng đồng bào DTTS đã khép lại năm 2017 với nhiều niềm tin và kỳ vọng. Đây là nền tảng để chúng ta tin tưởng những bứt phá về kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục