Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kinh tế vẫn tăng trưởng trong “bão dịch”

Thanh Hải - 17:58, 28/10/2021

Dù phải chịu những tác động lớn do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Niềm vui càng được nhân lên, khi trong bối cảnh ấy, kinh tế nước nhà vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận: Thu ngân sách vượt dự toán, kim ngạch vẫn tăng trưởng, an ninh lương thực bảo đảm... Tuy nhiên, trước giai đoạn “bình thường mới” đang đặt ra không ít thách thức.

Kinh tế nước ta vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng giữa đại dịch
Kinh tế nước ta vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng giữa đại dịch

2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tuy nhiên, bối cảnh thực hiện, lại gặp muôn vàn khó khăn do tác động khủng khiếp của đại dịch Covid-19. Ở những thời khắc nguy nan nhất của đợt dịch bệnh thứ 4, khi làn sóng dịch đã vào mỗi khu phố, làng, xóm; người lạc quan nhất, tin tưởng nhất có lẽ sẽ không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng. Trước tình hình ấy, vừa có những giải pháp đối phó với dịch bệnh, vừa tìm đường hướng để thúc đẩy phát  triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội đã là nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Giữa "bão dịch”, không ai dám chắc, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, Chính phủ đã linh hoạt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; vừa phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức.

Nhìn vào báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khiến chúng ta phấn khởi, tin tưởng. Phấn khởi, bởi giữa dịch bệnh bủa vây nhưng kinh tế vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận: Thu ngân sách vượt dự toán, kim ngạch vẫn tăng trưởng, an ninh lương thực vẫn bảo đảm, lạm phát được kiểm soát...; Tin tưởng, bởi dịch bệnh phức tạp, với tiềm lực kinh tế yếu, trang thiết bị phòng chống dịch thiếu, các lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch thiếu nhưng đến nay, chúng ta đã từng bước kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo 4 cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, thì cấp độ dịch thứ nhất và thứ 2 đang dần chiếm ưu thế.

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất khi nước ta bước vào giai đoạn
Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất

Trong 12 chỉ tiêu đề ra của năm 2021, chúng ta đã có 8 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt. Điều đáng mừng là, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm khi tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9/2021 đạt 7,84% so với cuối năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm ước đạt 628 tỷ USD. Tiếp tục thặng dư cán cân thanh toán quốc tế, dự kiến năm 2021 khoảng 9 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện 9 tháng ở mức cao 13,28 tỷ USD (dự kiến cả năm đạt 19-20 tỷ USD).

Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán. Theo tính toán, thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt khoảng 1.365,5 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 22,2 nghìn tỷ đồng (tăng 1,7% so với dự toán), bằng 90,6% thực hiện năm 2020. Nhờ thế, cơ bản đã bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. Việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. 

Xuất khẩu hàng hóa vẫn có được kết quả tốt khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt trên 240 tỷ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. Mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, nên an ninh lương thực quốc gia vẫn tiếp tục được bảo đảm. Dự ước cả năm, sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. Tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khá; với mức 6,05% trong 9 tháng năm 2021...

Dẫu kinh tế nước nhà không thể tăng trưởng, đạt được nhiều kết quả như thời điểm không có dịch bệnh, nhưng nhìn tổng thể thì đó đã là những con số ấn tượng, đáng ghi nhận. Ghi nhận về sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ ngành; ghi nhận sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên cả nước.

3 tháng cuối năm còn lại, sẽ là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đan xen trên mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2021. Cơ hội lớn nhất là chúng ta đã trở lại trạng thái "bình thường mới“ sau hơn 4 tháng bị ảnh hưởng nặng nề dịch bệnh Covid-19. Đó là điều kiện tốt, là cơ sở thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp "hồi sinh“, là cơ hội để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ở giai đoạn "bình thường mới“, người dân cả nước đang rất kỳ vọng về các giải pháp của Chính phủ trong việc thúc đẩy phục hồi KT-XH, trở lại nhịp sống bình thường.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.