Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kiên Giang: Chế độ cử tuyển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Nguyễn Hoa - 05:58, 03/11/2022

Thời gian qua, công tác đào tạo theo chế độ cử tuyển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Theo đó, số lượng, chất lượng cán bộ người DTTS vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh ngày càng tăng.

Dược sĩ Thị Xa Nhân (bên phải) và Dược sĩ Trang Thị Ngọc Nhiên trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp
Dược sĩ Thị Xa Nhân (bên phải, dân tộc Khmer ở huyện Kiên Lương, Kiên Giang) và bạn học trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang luôn quan tâm, coi công tác cán bộ đối với đồng bào DTTS là một trong những nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Việc triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc có ý nghĩa thiết thực trong đảm bảo quyền tham chính, quyền bình đẳng của đồng bào DTTS; đồng thời tạo ra các yếu tố nội lực giúp thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Các cơ sở pháp lý, hướng dẫn thực hiện công tác cử tuyển của Nhà nước, Bộ, ngành liên quan luôn được tỉnh Kiên Giang cập nhật kịp thời, đúng đối tượng, vùng tuyển. Việc chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển cho các cơ sở đào tạo kịp thời và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho sinh viên cử tuyển theo quy định.

Đặc biệt, Kiên Giang cũng thực hiện tốt chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS có cơ hội tiếp cận những chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách cử tuyển.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, từ năm 2010 đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 401 học sinh là con em đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (trong đó phần lớn là dân tộc Khmer) được theo học chế độ cử tuyển tạo điều kiện bước vào giảng đường đại học, cao đẳng để tiếp thu kiến thức. Sau khi tốt nghiệp ra trường có 246 em đã được phân công, bố trí về công tác phục vụ địa phương. Các em được bố trí đúng chuyên ngành học đã phát huy được hiệu quả trong công tác, tích cực phục vụ, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các vị trí việc làm theo đề xuất của các địa phương đều được phân công sinh viên sau tốt nghiệp.

Dược sĩ Thị Xa Nhân người con dân tộc Khmer hiện đang công tác tại Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế, Trung tâm Y tế huyện Kiên Lương cho biết: “Gia đình em rất khó khăn, nhưng em may mắn được đi học theo hệ cử tuyển, không phải đóng học phí trong suốt quá trình học tập. Nhà nước đã hỗ trợ tạo điều kiện cho em được đóng học phí từng học kỳ và nhận học bổng mỗi quý. Sau khi ra trường, em được Sở Y tế tỉnh Kiên Giang mời dự họp mặt cùng lãnh đạo các bệnh viện và các tân bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, cử nhân về cơ hội việc làm cũng như chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế. Nay, em đã có việc làm ổn định, phục vụ trên chính quê hương của mình”.

Dược sĩ Thị Xa Nhân trong giờ làm việc tại Khoa Dược- Trang thiết bị - Vật tư y tế, Trung tâm Y tế huyện Kiên Lương.
Dược sĩ Thị Xa Nhân trong giờ làm việc tại Khoa Dược- Trang thiết bị - Vật tư y tế, Trung tâm Y tế huyện Kiên Lương.

Cũng theo Ban Dân tộc Kiên Giang thông tin, năm 2022, tỉnh Kiên Giang có 3 sinh viên cử tuyển đang học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa tại Trường Đại học Trà Vinh. Những năm tiếp theo, việc cử tuyển sẽ theo nhu cầu đề xuất của địa phương với các ngành học là Luật, Khoa học công nghệ. Đối tượng cử tuyển 100% là học sinh, sinh viên đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương về tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy trong những năm gần đây đã gây hạn chế, khó khăn cho việc tiếp nhận sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Vị trí việc làm ở xã, ấp quá ít nên nhu cầu đào tạo cử tuyển dân tộc các địa phương không được nhiều.

Dược sĩ Danh Thị Đông chia sẻ: Em về nhận công tác tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận. Nhưng hơn 2 năm qua, em chưa được vào biên chế chính thức do Trung tâm Y tế huyện không có chỉ tiêu biên chế. Để đảm bảo chuyên môn và đúng theo phân công của Sở Y tế, em tiếp tục làm việc nhưng không hưởng lương.

Bên cạnh đó, tâm lý học sinh đồng bào DTTS chỉ thích học ngành y, dược, còn các ngành khác các em không thích học nên việc thực hiện chỉ tiêu cử tuyển chưa đạt. Một số em do học lực yếu và nhiều điều kiện khách quan khác nên bỏ học giữa chừng hoặc bảo lưu nhiều năm, kéo dài thời gian đào tạo, chất lượng đầu ra chưa cao; một số đơn vị còn e dè, ngại tiếp nhận sinh viên cử tuyển mới tốt nghiệp.

Theo quy định chung, sinh viên cử tuyển nhận bằng tốt nghiệp trực tiếp tại trường đại học nên có trường hợp sau khi tốt nghiệp lại không về trình diện tại địa phương. Do đó, việc tiếp nhận, phân công sinh viên sau tốt nghiệp còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa tỉnh và cơ sở đào tạo trong việc theo dõi, quản lý sinh viên cử tuyển còn bất cập. Có trường hợp sinh viên dừng ngang việc học nhưng cơ sở đào tạo không thông báo về địa phương. Công tác tuyên truyền về chính sách cán bộ đối với đồng bào DTTS, chế độ cử tuyển cho học sinh là con em đồng bào chưa sâu rộng và thường xuyên.

Tỉnh Kiên Giang cần bổ sung thêm nguồn nhân lực trẻ là người DTTS (Trong ảnh: Đại hội Chi bộ Trường THPT huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2022 - 2027)
Tỉnh Kiên Giang cần bổ sung thêm nguồn nhân lực trẻ là người DTTS (Trong ảnh: Đại hội Chi bộ Trường THPT huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2022 - 2027)

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có Dự án số 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nội dung “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chính sách đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS công tác tại vùng đồng bào DTTS&MN. Theo đó, nội dung này tỉnh Kiên Giang sớm triển khai thì các học sinh tốt nghiệp đại học theo chế độ cử tuyển sẽ có thêm nhiều cơ hội về việc làm ổn định tại địa phương.

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt chế độ cử tuyển. Ngoài vùng tuyển sinh học sinh cử tuyển là vùng đồng bào DTTS, thì nên mở rộng thêm ở những vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống; đồng bào DTTS sinh sống ở xã đảo, xã biên giới. Nên quy định cơ sở đào tạo có sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp phải bàn giao toàn bộ hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên về địa phương quản lý nhằm kịp thời phân công sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp theo quy định. Tránh sinh viên không về địa phương trình diện, không nhận công tác hoặc ở lại các thành phố lớn xin việc làm tại các Công ty, doanh nghiệp tư nhân.   

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.