Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiên Giang: Bế giảng lớp học ngữ văn Khmer hè năm 2024

Như Tâm - Tào Đạt - 14:04, 23/08/2024

Ngày 22/8, tại chùa Thứ Năm (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) đã diễn ra Lễ bế giảng lớp học ngữ văn Khmer hè năm 2024.

Quang cảnh Lễ bế giảng
Quang cảnh Lễ bế giảng

Theo báo cáo tổng kết, dịp hè năm 2024, chùa Thứ Năm đã vận động được 3 giáo viên và tổ chức mở được 3 lớp từ khối lớp 1 đến lớp 3, với số lượng 71 học sinh. Sau thời gian 2 tháng dạy và học, các em học sinh đã tiếp thu tốt bài giảng, qua đó biết đọc, biết viết tiếng nói, chữ viết ngôn ngữ Khmer.

Thượng tọa Danh Nâng trao thưởng cho các em học sinh
Thượng tọa Danh Nâng trao thưởng cho các em học sinh

Phát biểu tại Lễ bế giảng, Thượng tọa Danh Nâng - Ủy viên Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, trụ trì chùa Thứ Năm, cho biết: Việc mở lớp học ngữ văn Khmer dịp hè là hoạt động được chùa duy trì thường xuyên và liên tục từ năm 1980 đến nay. Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo địa phương, các lớp học đã thu hút rất đông con em đồng bào dân tộc Khmer tham gia học tập. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Các em học sinh có thành tích học tập tốt được nhận phần thưởng
Các em học sinh có thành tích học tập tốt được nhận phần thưởng

Về phương hướng tổ chức lớp học ngữ văn Khmer trong thời gian tới, Thượng tọa Danh Nâng thông tin, trong dịp hè năm 2025, chùa Thứ Năm sẽ mở 5 lớp từ khối lớp 1 đến lớp 4, với 5 giáo viên giảng dạy. Thời gian dự kiến bắt đầu học từ ngày 1/6 và khai giảng vào ngày 13/6 như thông lệ hằng năm.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...