Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đầm Dơi (Cà Mau): Bế giảng Lớp dạy chữ Khmer hè năm 2024

Như Tâm - Tào Đạt - 16:14, 09/08/2024

Ngày 8/8 vừa qua, tại Trường Tiểu học Tân Điền, ấp Tân Điền B, xã Thanh Tùng, Phòng Dân tộc huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã phối hợp với UBND xã Thanh Tùng tổ chức Lễ bế giảng Lớp dạy chữ Khmer hè năm 2024.

Bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phát biểu tại Lễ bế giảng
Bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phát biểu tại Lễ bế giảng

Bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau; đại diện lãnh đạo của Phòng Dân tộc huyện Đầm Dơi, UBND xã Thanh Tùng và các giáo viên dạy chữ Khmer cùng với 50 em học sinh tham dự buổi lễ.

Theo báo cáo tổng kết, dịp hè 2024, huyện Đầm Dơi đã tổ chức 4 điểm dạy chữ Khmer với 102 em học sinh chia thành 6 lớp học (trong đó: 4 lớp 1 và 2 lớp 2). Trong thời gian 2 tháng dạy và học, các em học sinh đã tiếp thu tốt bài giảng, qua đó biết đọc, biết viết, hiểu một cách cơ bản tiếng nói, chữ viết ngôn ngữ Khmer.

Đại biểu và các em học sinh tham dự Lễ bế giảng
Đại biểu và các em học sinh tham dự Lễ bế giảng

Phát biểu tại Lễ bế giảng, bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã ghi nhận, biểu dương sự quan tâm của các ngành có liên quan, các vị Achar trong Ban quản trị Salatel để có được những lớp dạy chữ Khmer rất ý nghĩa này. Đồng thời, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các giáo viên và học sinh khi đã khắc phục khó khăn để hoàn thành chương trình giảng dạy.

Theo bà Quách Kiều Mai, việc tổ chức dạy và học chữ Khmer lần này cũng là một trong  những nội dung của Kế hoạch số 15/KH-BDT ngày 08/3/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer; tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Bà Quách Kiều Mai cũng đề nghị, UBND huyện Đầm Dơi tiếp tục quan tâm chỉ đạo Phòng Dân tộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chức năng phối hợp với các xã tổ chức rà soát các điểm dạy và học chữ Khmer dịp hè đúng theo quy định để Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, triển khai kế hoạch trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...