Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không mở rộng diện tích cây mắc ca

PV - 15:28, 06/04/2018

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum, đã dừng quy hoạch cũng như khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp không mở rộng diện tích mà chỉ tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây mắc ca hiện có.

Cây macca Cây mắc ca

 

Mắc ca là loài cây mới được đưa vào trồng tại Tây Nguyên với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng, phát triển được ở một số vùng sinh thái, nhất là những vùng có khí hậu lạnh.

Sau 5 đến 7 năm trồng, cây mắc ca đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học, đây là loài cây mới nên cần phải được đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi ra sản xuất, đặc biệt là khâu chọn giống, quy hoạch vùng trồng cây mắc ca gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.

Tỉnh Đăk Lăk là địa phương có diện tích cây mắc ca đứng thứ 3 sau tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông cũng tạm dừng lập quy hoạch phát triển cây mắc ca đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk Đinh Xuân Hà, một trong những lý do quan trọng của việc đề nghị tạm dừng quy hoạch cây mắc ca trên địa bàn tỉnh là do chưa thể đánh giá được hiệu quả của loại cây này.

Do đó, việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn hiện phải hết sức thận trọng, không phát triển ồ ạt, hạn chế trồng thuần mà chỉ ưu tiên trồng xen canh trong các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày như cà phê, bơ, sầu riêng… để vừa làm cây che bóng mát cho các cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm vừa có thu nhập từ thu hoạch sản phẩm cây mắc ca, đồng thời, tránh rủi ro cho các nông hộ.

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cây mắc ca 2.266ha, chiếm 64,01% diện tích cây mắc ca của cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng (44,04%), Đăk Nông (35,30%)… với sản lượng quả tươi thu hái được 246 tấn, chiếm 91,45% sản lượng của cả nước và đã được các công ty thu mua một phần để làm giống, phần còn lại chế biến thủ công bán cho người tiêu dùng.

AN PHƯỚC

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.