Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khởi sắc xã vùng sâu A Dơk

PV - 09:58, 11/09/2019

Từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhưng nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong suy nghĩ và ý chí của người dân, sau 18 năm, xã A Dơk, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã vươn mình đứng dậy khoác cho mình một màu áo mới rực rỡ.

Chuyện buồn ngày cũ

Xã A Dơk, huyện Đăk Đoa cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 15km và từng là “điểm nóng” trong việc biểu tình gây rối năm 2001. Xã A Dơk hiện có 7 thôn, làng với 6 làng người Jrai và Ba Na. Từ năm 2000 trở về trước, A Dơk là xã nghèo nhất nhì tỉnh Gia Lai với 80% hộ dân thuộc diện nghèo. Người dân ở xã A Dơk luôn sống trong cảnh đói nghèo, lạc hậu khi các huyện lân cận đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế. Khi những cơn đói cứ bủa vây từng nóc nhà và sự gieo rắc của kẻ xấu rằng, ở nơi nào đó bên kia quả đất là miền hứa khiến con người lệch lạc về tư tưởng. Họ bắt đầu tìm cách vượt biên.

Một góc xã A Dơk. Một góc xã A Dơk.

Những ngôi làng của xã A Dơk lúc bấy giờ trở thành “điểm nóng” của tỉnh về chống đối sự lãnh đạo chính quyền. Đồi Chư Tẻ, những bụi cây, bờ suối, bất kỳ chỗ nào nấp được quanh xã A Dơk đều trở thành nơi trú ẩn của những người bị lung lạc về mặt tư tưởng.

Ông Y Mưn, Bí thư Đảng ủy xã A Dơk cho biết: “Nghèo khổ nên dân trong xã phải tìm cách kiếm đủ cái ăn. Nghe xúi giục vượt biên sống sung sướng là họ trốn đi. Người xấu lợi dụng dân làng cả tin, đến kích động nên dân làng bắt đầu chống đối chính quyền. Đỉnh điểm là năm 2001, dân các làng kéo nhau đi biểu tình. Đồng thời lúc này, kẻ xấu liên tục kích động nên dân làng bắt đầu bạo loạn. Nhà cửa, đường sá, đường điện… bị đập phá”.

Người dân làng Adơk Kông, xã A Dơk đóng góp kinh phí và ngày công để làm đường giao thông. Người dân làng Adơk Kông, xã A Dơk đóng góp kinh phí và ngày công để làm đường giao thông.

Khi người dân bắt đầu tỉnh mộng, thì làng xóm đã trở nên tan hoang. Nhà cửa bị đốt phá. Đường sá hư hỏng. Những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Trước cảnh đó, nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, từ đây những ngôi làng ở xã A Dơk đã thay da đổi thịt. Người dân đã biết trồng các loại cây như cao su, tiêu, cà phê, từng bước đi lên phát triển kinh tế.

Khoác màu áo mới

Để cảm nhận sự thay đổi đáng mừng của xã A Dơk, chúng tôi chạy xe dọc theo tuyến đường nhựa liên xã qua đồi Chư Tẻ ngang địa phận xã A Dơk. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là hai bên đường nhiều căn nhà kiên cố, khang trang được dựng lên san sát nhau. Có hàng rào, sân bê tông và được trồng hoa trước cửa. Trẻ con quây quần về sân bóng của làng để giao lưu, chơi thể thao với nhau.

Người dân xã A Dơk nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình. Người dân xã A Dơk nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình.

Giàu nhất xã A Dơk và cũng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế là ông Y Nhứi (trú làng Piơng). Nhờ chăm chỉ làm ăn, hằng năm ông Nhứi mang về cho gia đình một nguồn thu nhập dư dả. Nhà cửa khang trang, có xe ô tô, con cái được đi học cái chữ ở trường học lớn. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã, ông Nhứi đã hiến 5.000m2 đất để làm đường. Từ năm 2010 đến nay, ông Nhứi liên tục được Chính phủ, UBND tỉnh và huyện Đăk Đoa khen tặng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Từng vượt biên sang Campuchia hay sang Mỹ theo giấc mộng giàu sang theo lời Fulro, chị Doih và anh Nhân (cùng trú làng Djrông) hay anh Blư (trú làng Biă) từng thấm thía cảnh cơ cực, đói kém và bị trả về nước. Nhận ra những sai lầm của mình, những người này đã chú tâm làm ăn và vươn lên thành tấm gương trong sản xuất kinh doanh giỏi ở xã A Dơk.

Ông Những, Phó Chủ tịch UBND xã A Dơk cho biết: Toàn xã có 1332 hộ thì có 378 hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Có hộ là gương nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của tỉnh. Xã chỉ còn 27% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Người dân biết chăm chỉ làm ăn, chấp hành tốt chủ trương, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không còn tình trạng vượt biên trái phép.

THÙY DUNG - LÊ HÀ

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.