Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer

PV - 09:57, 20/08/2019

Hồng Dân là huyện khó khăn của tỉnh Bạc Liêu, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm gần đây, nhất là từ khi các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện đã giúp bà con Khmer có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Trưởng Phòng Dân tộc huyện Hồng Dân, ông Danh Cáo cho biết: Thời gian qua, huyện Hồng Dân được Trung ương và tỉnh đầu tư hơn 8,2 tỷ đồng vào các dự án hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi xã hội cùng với các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS. Cùng với đó là nguồn lực hàng tỷ đồng từ các chính sách hỗ trợ định canh, định cư (theo Quyết định 33); hỗ trợ giải quyết đất ở, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giải quyết việc làm (theo Quyết định 29, Quyết định 755); hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn (theo Quyết định 102)... đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Anh Danh Cạnh ở ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thu hoạch mướp trên bờ ruộng, thực hiện mô hình trồng lúa kết hợp trồng màu. Anh Danh Cạnh ở ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thu hoạch mướp trên bờ ruộng, thực hiện mô hình trồng lúa kết hợp trồng màu.

Chúng tôi đến Ninh Hòa là một trong những xã có đông

đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu). Trước đây, điều kiện đi lại trong phum, sóc gặp nhiều khó khăn. Phần lớn bà con sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống, chậm đổi mới, ít áp dụng tiến bộ khoa học–kỹ thuật nên thu nhập không cao.

Ông Nguyễn Ngọc Tửng, Chủ tịch UBND xã Ninh Hòa cho biết: Trước thực trạng trên, Ninh Hòa vận động bà con đổi mới cách làm, áp dụng các mô hình kinh tế hiệu quả vào sản xuất… từ đó mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, hằng năm từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ trực tiếp cho Chương trình xây dựng Nông thôn mới và lồng ghép từ các chương trình dự án khác hơn 35 tỷ đồng, địa phương đã triển khai thực hiện gần 20 công trình thiết yếu: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi… phục vụ hiệu quả đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân.

Từ đó, đời sống của người dân thay đổi rõ nét, hộ nghèo giảm dần, hộ khá, giàu tăng lên theo từng năm. Hiện, Ninh Hòa đã hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM; thu nhập được 38 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm xuống còn chiếm 3,2% (hộ nghèo người dân tộc Khmer còn 4,7%), ông Tửng cho biết thêm.

Ông Danh Mỹ, Người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) phấn khởi nói: “Từ khi thực hiện Chương trình Xây dựng NTM đường làng, ngõ xóm trong ấp được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Bà con đồng bào Khmer đồng lòng, chung tay góp sức xây dựng quê hương và có ý thức vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer được nâng lên rất nhiều. Phấn khởi nhất là trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường học tập”.

Tương tự, ở ấp Kosthum, xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân), có gia đình anh Danh Nhiếp trước đây cuộc sống khó khăn vì thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất nên 5 công đất làm 1 vụ lúa, vụ tôm không đủ ăn. Năm 2012, chính quyền địa phương giúp đỡ bằng cách giải quyết cho vay 5 triệu đồng từ quỹ xóa đói giảm nghèo và 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội; anh dùng số tiền này cải tạo 5 công đất quanh nhà, chỗ nào cao không trồng lúa được thì đào thành vuông, kết hợp sản xuất theo mô hình lúa–tôm. Nhờ tích cực lao động sản xuất, học tập kinh nghiệm của những người làm ăn giỏi tại xã, năm 2013, anh thu lãi 20 triệu đồng. Từ kết quả này, anh tiếp tục vừa trồng lúa bụi đỏ (giống lúa đặc sản của Bạc Liêu) vừa kết hợp thả tôm sú, kết quả thu lãi trên 50 triệu đồng/năm…

Có thể khẳng định, qua việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, sự hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể huyện Hồng Dân, không ít hộ đồng bào Khmer nghèo nơi đây đã có điều kiện đã vươn lên, từng bước ổn định cuộc sống, nhiều hộ trở nên khá giả… Từ đó, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.