Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn

Thúy Hồng - 14:16, 11/11/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi của Lạng Sơn ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS đổi thay rõ rệt.

Người dân xã Hoa Thám, huyện Bình Gia được nhận hỗ trợ giống cây hồi để hỗ trợ phát triển sản xuất
Người dân xã Hoa Thám, huyện Bình Gia được nhận hỗ trợ giống cây hồi để hỗ trợ phát triển sản xuất

Đổi thay ở vùng khó

Có dịp đến với những xã vùng cao của tỉnh Lạng Sơn hôm nay, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt ở các bản làng vùng đồng bào DTTS. Những con đường đất gập ghềnh ngày nào, giờ được thay thế bởi đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát, trường học và trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang. Đây chính là thành quả từ thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi trong nhiều năm qua, là minh chứng sống động cho việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2024.

Minh chứng như huyện miền núi Bình Gia, một trong 2 huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn, nhờ triển khai các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đồng bào DTTS, những năm qua, đời sống kinh tế-xã hội các thôn,  bản đã thay đổi mạnh mẽ.

Để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS trên địa bàn, huyện Bình Gia đã vận động người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ cây con giống, vay vốn ưu đãi để xây dựng các mô hình sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống.

Bà Hoàng Thị Nghiên, thôn Nà Vường, xã Mông Ân, huyện Bình Gia cho biết: Từ năm 2021, gia đình được vay vốn ưu đãi để chăn nuôi bò nhốt chuồng và chăm sóc cây hồi. Hiện đàn bò gia đình phát triển tốt, trung bình mỗi năm, gia đình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo
Từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo

Còn tại Tràng Định, nhờ thực hiện tốt các chương trình, dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2019 - 2024, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn với tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 630,5 tỷ đồng, qua các nguồn và hình thức đầu tư. Trong đó trọng tâm là đầu tư hạ tầng giao thông và hạ tầng ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

Huyện đã triển khai thực hiện đầu tư 197 công trình, trong đó 11 công trình trường học, 7 công trình điện, 159 công trình giao thông, 2 dự án quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết (dự án di dân), 3 công trình thủy lợi và nước sinh hoạt, 15 công trình hạ tầng kỹ thuật khác... Nhờ đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tràng Định có nhiều khởi sắc.

Hoàn thành nhiều chỉ tiêu, kế hoạch

Trong giai đoạn 2019-2024, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách dân tộc gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Đặc biệt, sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III, năm 2019, các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, cơ bản đã đạt được; tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Nổi bật như: tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp giai đoạn bình quân đạt trên 94.000ha; trồng rừng mới toàn tỉnh đạt trung bình 9.676 ha/năm, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 62,8% năm 2019, đến nay đạt 64,1%. Toàn tỉnh đã thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa trên 290 công trình thủy lợi với tổng kinh phí trên 301 tỷ đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 52,5% năm 2019 đến nay đạt 64%...

Kinh tế phát triển khá ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2019 - 2023 là 6,28%; năm 2023, GRDP bình quân đầu người đạt 59,8 triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến hết năm 2024 đạt 61,9 triệu đồng/ người/năm.

Từ các chương trình, chính sách dân tộc chất lượng giáo dục tiếp tục nâng lên, quy mô trường, lớp học ở vùng DTTS ngày càng mở rộng
Từ các chương trình, chính sách dân tộc chất lượng giáo dục tiếp tục nâng lên, quy mô trường, lớp học ở vùng DTTS ngày càng mở rộng

Hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ĐBDTTS tiếp tục được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được phát huy. Chất lượng giáo dục tiếp tục nâng lên, quy mô trường, lớp học ở vùng DTTS ngày càng mở rộng. 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người DTTS sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. 

Trong giai đoạn 2021-2025, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, Lạng Sơn đã được phân bổ tổng kinh phí thực hiện 10 dự án là 2.859.173 triệu đồng, đến nay đã thực hiện giải ngân được: 1.864.460/2.859.173 triệu đồng, đạt 65%. Trong đó tỷ lệ giải ngân từ năm 2022-2023 đạt 63,91%. Ước thực hiện giải ngân hết năm 2024 được 2.306.906/2.859.170 triệu đồng, đạt 80,68%. Các dự án đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Từ các nguồn vốn của Chương trình đã thực hiện đầu tư cứng hóa mới 241,49/193km đường đến trung tâm xã, đường liên xã (vượt 25% kế hoạch giai đoạn); xây mới 02, cải tạo; sửa chữa 12 trạm y tế xã; xây mới 02 chợ và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 08 chợ; duy tu bảo dưỡng 159 công trình các loại; đầu tư xây dựng 71 phòng công vụ giáo viên; 102 phòng ở cho học sinh; hỗ trợ nhà ở cho 1.040 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.887 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 6.933 hộ; thực hiện 08 dự án ổn định dân cư; sắp xếp, hỗ trợ di dời cho 158 hộ; hỗ trợ 65 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 155 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng...

Đời sống đồng bào các DTTS ở Lạng Sơn ngày càng khởi sắc
Đời sống đồng bào các DTTS ở Lạng Sơn ngày càng khởi sắc

Theo đó, từ năm 2021 đến nay đã có 11 xã khu vực III về xã khu vực I. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,89% năm 2019 xuống 6,02% vào năm 2023. Dự kiến đến cuối năm 2024 số hộ nghèo chung toàn tỉnh còn 4,02%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng DTTS cơ bản ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Theo ông Vi Minh Tú, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn: Trong giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình MTQG 1719 đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển của địa phương. Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.