Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi sắc làng gốm Bàu Trúc

PV - 14:20, 02/10/2018

Đến với làng Chăm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), chúng tôi gặp các nghệ nhân tất bật chế tác sản phẩm gốm chuẩn bị phục vụ du khách thăm quan làng nghề trong dịp Lễ hội Katê 2018. Đường vào làng được Nhà nước đầu tư bê tông trải nhựa thẳng tắp, khu dân cư sáng-xanh-sạch-đẹp. Đời sống người dân làng gốm ngày càng khởi sắc.

Về Bàu Trúc vào những ngày cuối tháng 9 năm nay, chúng tôi ghi nhận khu dân cư vùng đồng bào Chăm có cuộc sống no ấm vào diện bậc nhất huyện Ninh Phước. Đường làng được Nhà nước đầu tư xây dựng bê tông khang trang, hệ thống đèn điện cao áp tỏa sáng vào ban đêm tạo nên diện mạo khu dân cư hiện đại. Thấp thoáng trước mỗi hiên nhà là hình ảnh những người phụ nữ Chăm cần mẫn chế tác sản phẩm gốm Chăm độc đáo, đáp ứng nhu cầu mua sắm trang trí nội thất của người tiêu dùng.

Nghệ nhân Đàng Thị Phan với sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc. Nghệ nhân Đàng Thị Phan với sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc.

Sau khi nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tạo động lực mới đưa nghề gốm phát triển lên tầm cao mới. Các nghệ nhân nỗ lực cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ gốm Chăm của thị trường, thu hút du khách đến thăm quan làng nghề. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2018, du khách đến thăm quan làng nghề Bàu Trúc và mua sắm sản phẩm tăng gấp 2 lần so với cả năm 2017. Nhờ đó đã giúp cho người lao động nghề gốm mỹ nghệ có thu nhập trung bình 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Gặp anh Đàng Năng Quyết, Trưởng Ban quản lý khu phố Bàu Trúc đang ghi chép danh sách nghệ nhân phục vụ lập hồ sơ đề nghị UNESCO đưa Nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm Bàu Trúc vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Anh Quyết chia sẻ: “Năm nay thôn xóm làm ăn mùa màng thắng lợi, sản phẩm gốm được thị trường tiêu thụ mạnh nên bà con mừng đón Lễ hội Katê chu đáo lắm. Khu phố huy động trên 100 diễn viên, vận động viên luyện tập biểu diễn văn nghệ, giao lưu bóng chuyền, đóng đá tại khu dân cư và tham gia Hội thi Thể thao dân gian Chăm gồm các môn đội nước, đẩy gậy, kéo co do Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Ninh Phước tổ chức”.

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch hướng dẫn du khách trải nghiệm chế tác gốm. Nghệ nhân Trượng Thị Gạch hướng dẫn du khách trải nghiệm chế tác gốm.

Ngoài ra, Ban Quản lý khu phố phối hợp với HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật chế tác gốm Chăm. Ngày 10/10, Ban Phong tục làng Bàu Trúc làm lễ mở cửa đền Poklong Chanh tưởng nhớ công lao của ông tổ nghề gốm địa phương. Bàu Trúc nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước trên 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống điện, đường, trường học, nhà trưng bày gốm tạo nên sự khởi sắc làng nghề truyền thống vùng đồng bào Chăm”.

Toàn làng Bàu Trúc hiện có 530 hộ với 2.589 nhân khẩu. Đời sống của người dân dựa vào nguồn thu nhập chính từ nghề làm gốm và canh tác 192ha ruộng lúa. Vụ lúa Hè-Thu 2018, bà con áp dụng biện pháp canh tác “1 phải, 5 giảm” đạt năng suất bình quân 7 tấn/ha, tăng 0,5 tấn so với vụ Hè-Thu năm trước. Thương lái thu mua lúa khô tại sân với giá 6.000 đồng/kg, trừ hết chi phí đầu tư, nông dân còn lãi trung bình 20 triệu đồng/ha. Bà con nông dân tập trung làm đất xuống giống vụ lúa mùa dứt điểm trước ngày 1/10. Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ làm gốm, làm ruộng giúp bà con có điều kiện chăm lo con cái đến trường. Bàu Trúc là một trong những làng Chăm hiếu học nổi tiếng của huyện Ninh Phước. Toàn làng có trên 100 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng khởi sắc. Trong đó có những gia đình hiếu học tiêu biểu như Trượng Văn Ngọt, Quảng Đại Thưởng, Đàng Thị Hồ động viên con cháu thi đua học tập có trình độ tiến sĩ chuyên ngành văn hóa, thạc sĩ chuyên ngành Sư phạm Toán.

Nghệ nhân “Bàn tay vàng” Đàng Thị Phan bước qua buổi “xưa nay hiếm”, bà vừa nhai trầu vừa cần mẫn chế tác gốm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách vào dịp Lễ hội Katê sắp tới. Bà Phan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cử sang Nhật Bản tham dự triển lãm Expo diễn ra tại TP. Aichi, tháng 3/2005. Bà mang theo 50kg đất sét làng Bàu Trúc biểu diễn chế tác gốm Chăm phục vụ triển lãm được người dân nước bạn tán thưởng.

Du khách thích thú với sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc. Du khách thích thú với sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc.

Phó cả sư Đàng Hon ở làng Bàu Trúc cho biết: Năm nay, bà con làm ăn mùa màng thắng lợi, sản phẩm gốm được thị trường tiêu thụ mạnh. Ban phong tục làng Bàu Trúc động viên bà con đoàn kết thi đua làm nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng. Chung tay phát triển làng nghề thịnh vượng, góp phần xây dựng làng truyền thống vùng đồng bào Chăm ngày càng giàu đẹp.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.