Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi nghiệp làm giàu từ nông nghiệp: Nhìn từ các mô hình ở Bình Phước

PV - 10:04, 14/05/2018

Khởi nghiệp trong nông nghiệp là lĩnh vực đầy khó khăn và gặp nhiều rủi ro. Bởi, muốn khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này cần phải hội đủ các yếu tố về kiến thức, đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ cao…; và không thể thiếu vai trò đồng hành của Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng công nghệ cao của Hợp tác xã Nguyên Khang Gaden, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước). Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng công nghệ cao của Hợp tác xã Nguyên Khang Gaden, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước).
Những mô hình thành công

Năm 2012, chị Huỳnh Thị Diệu Lộc, 29 tuổi, ở xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, quyết định nghỉ việc ở một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng để về quê khởi nghiệp. Nhận thấy nấm bào ngư xám đem lại giá trị kinh tế cao và thích hợp với điều kiện nuôi trồng tại địa bàn, chị Lộc tìm tòi, học hỏi cách xây dựng trang trại trồng nấm bào ngư xám trên diện tích 300m2 của gia đình. Sau một thời gian trồng trại nấm của chị phát triển tốt cho thu hoạch gần 2 tạ/tháng.

Nối tiếp thành công, chị Lộc tiếp tục mở rộng quy mô với 10.000 bịch phôi nấm bào ngư xám, cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/tháng. “Biết chấp nhận thất bại và có ý chí vươn lên thì mới có thể thành công. Khởi nghiệp là quá trình khó khăn đòi hỏi phải kiên nhẫn tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và chịu khó”, chị Lộc nói.

Hay như ông Ngô Duy Hợp, chủ cơ sở sản xuất rau an toàn Bàu Trúc, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, cũng rất thành công từ mô hình khởi nghiệp trồng rau sạch. Sau thời gian tìm hiểu ông quyết định đầu tư hơn 2 sào để trồng rau an toàn. Đến nay cơ sở của ông Hợp cung cấp hàng tạ rau sạch mỗi ngày cho thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng. Nhờ áp dụng trồng rau theo hướng đi mới nên cơ sở của ông Hợp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn rau an toàn.

Chị Lộc và ông Hợp là hai trong số nhiều gương điển hình tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp từ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Đưa khoa học vào sản xuất

Theo các chuyên gia, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí như: nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, giúp cho nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất cũng như khắc phục tình trạng mất mùa.

Nhờ xác định hướng đi mới nên anh Hoàng Phú Hội, Chủ nhiệm HTX Nguyên Khang Garden ở xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, người ứng dụng thành công công nghệ cao vào trồng rau an toàn theo phương pháp thủy canh. Anh Hội cho biết, để làm được điều này ban đầu anh đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính trên diện tích 6.000m2 đất. Nhờ đó, vườn rau luôn đạt năng suất cao nhất là đáp ứng nhu cầu rau sạch cho người tiêu dùng. Hiện anh Hội sở hữu hàng ngàn m2 diện tích trồng rau sạch theo hướng công nghệ cao, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Liên kết cùng có lợi

Theo các chuyên gia, muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp thành công, thì điều quan trọng là phải xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, thắt chặt liên kết giữa “4 nhà” gồm: Nhà nước-nhà khoa học-doanh nghiệp-nhà nông. Đây chính là bàn đạp vững chắc cho những người khởi nghiệp từ nông nghiệp.

Xác định điều đó nên ngay từ đầu khởi nghiệp trong nông nghiệp, anh Lê Anh Đức, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Bình Phước Eco Farm, thị xã Bình Long, đã thiết lập được mối quan hệ giữa “4 nhà”. Do đó khu thâm canh rau, củ, quả của anh Đức luôn có kỹ sư nông nghiệp theo sát các quy trình, bảo đảm các điều kiện sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt.

Cùng với đó, anh còn tạo mối liên hệ với các đơn vị, cơ sở có nhu cầu thu mua. Mặt khác, có những kiến nghị, đề xuất lên cơ quan chức năng để cùng tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất. Đồng thời, anh Đức còn liên kết với những hộ trồng dưa lưới sản xuất an toàn để bao tiêu sản phẩm.

Nhờ mối liên kết này đã giúp anh Đức khá thành công khi khởi nghiệp từ nông nghiệp. “Rủi ro trong nông nghiệp ngoài những nguyên nhân khách quan còn do người sản xuất chưa quan tâm tới việc xây dựng mối liên kết giữa “4 nhà”. Nếu người nông dân biết phát huy tốt mối quan hệ này thì sản xuất nông nghiệp không còn gặp khó khăn nữa”, anh Đức cho biết.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.