Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khó xử lý khai thác thủy sản theo kiểu hủy diệt

PV - 17:58, 20/03/2018

Tuy bị cấm nhưng hiện nay, nhiều người dân ở Bình Định vẫn dùng ghe máy gắn gọng xiết (thường gọi là xung điện, xiết máy), tàu hành nghề lưới kéo (giã cào) để khai thác thủy sản trên các đầm, vùng ven biển. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn. Thế nhưng, thực tế còn rất nhiều khó khăn để xử lý thực trạng này.

Vi phạm nhiều

Tình trạng khai thác thủy sản (KTTS) bằng xung điện, xiết máy (XĐXM), giã cào đang tận diệt nhiều loài thủy sinh, vắt kiệt nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã tăng cường kiểm tra, xử lý, nhưng điều đáng lo ngại, là tình trạng này vẫn không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, toàn tỉnh còn 117 phương tiện vẫn lén lút hoạt động XĐXM; trong đó, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) có 44 phương tiện; xã Cát Minh có 53 phương tiện, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) có 8 phương tiện và xã Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn) có 12 phương tiện.

Đầm Đạm Thủy, xã Cát Minh, huyện Phù Cát vẫn có nhiều ghe gắn gọng xiết neo đậu, chờ thời cơ hoạt động. Đầm Đạm Thủy, xã Cát Minh, huyện Phù Cátvẫn có nhiều ghe gắn gọng xiết neo đậu, chờ thời cơ hoạt động.

 

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Định, năm 2017, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức 93 chuyến tuần tra, kiểm tra 334 lượt phương tiện. Qua đó, phát hiện và xử lý 68 trường hợp vi phạm các quy định về KTTS.

Ngoài ra, các địa phương đã chủ động tổ chức hơn 125 đợt tuần tra thông qua hoạt động đồng quản lý tại địa phương, phát hiện 37 vụ vi phạm KTTS bằng nghề XĐXM.

Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, đánh giá: “Số vụ vi phạm các nghề cấm trong KTTS tại các đầm, vùng ven biển có chiều hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây. Các đối tượng thường hoạt động vào đêm tối và ngày càng tinh vi, bố trí người cảnh giới từ xa và rất manh động, sẵn sàng chống đối khi bị phát hiện. Một số địa phương cấp huyện, xã vẫn chưa quan tâm đúng mức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương; chưa có chính sách, cơ chế hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể để người hoạt động KTTS trái phép chuyển sang nghề thích hợp”.

Khó ngăn chặn

Ông Phan Thế Khoa, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận (Tuy Phước) cho biết: Địa phương có số lượng ghe XĐXM nhiều nên chúng tôi đã thường xuyên bố trí lực lượng tổ chức kiểm tra XĐXM trên đầm Thị Nại, tuyên truyền Luật Thủy sản trên Đài Truyền thanh xã, nhưng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của bộ phận ngư dân hành nghề cấm còn rất hạn chế.

Một vấn đề khó khăn khác do không có phương tiện nên mỗi đợt ra quân truy quét, xử lý XĐXM trên đầm, địa phương phải thuê ghe của ngư dân. Việc thuê phương tiện cũng không dễ dàng, vì chủ ghe sợ các đối tượng hành nghề cấm trả thù.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước cho biết: Năm 2017, các cơ quan chức năng của huyện đã bắt và xử lý nhiều phương tiện hành nghề cấm; mỗi phương tiện bị xử phạt từ 6 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Song công tác xử lý các đối tượng KTTS bằng nghề cấm chưa thực sự hiệu quả do lợi nhuận khi sử dụng XĐXM, giã cào để KTTS khá cao, nên các đối tượng bất chấp vi phạm.

“Để xử lý rốt ráo, dứt điểm thì phải có giải pháp ngăn chặn ngay từ trên bờ. Do vậy, Chi cục Thủy sản cần siết chặt đăng kiểm tàu thuyền; trong đó, xử lý mạnh tay các phương tiện hành nghề cấm, kể cả không cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm. Sở NN&PTNT nên rà soát, đánh giá, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét đưa gọng xiết vào danh mục cấm để tạo điều kiện cho các lực lượng tuyên truyền ngăn chặn và xử lý triệt để”, ông Phạm Quang Ân đề xuất.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản rà soát, lấy ý kiến từ các địa phương về phương án xử lý XĐXM. Hiện nay, đơn vị này đang gấp rút hoàn thiện thủ tục pháp lý. Sau khi hoàn thành, hồ sơ này sẽ được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh để xin ý kiến bổ sung gọng xiết vào danh mục cấm trong Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, các gọng xiết gắn trên ghe sẽ bị xử lý ngay tại bến đậu.

LÊ PHƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.