Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi người dân Malaysia treo cờ trắng trong đại dịch

Duy Ly ( biên dịch theo Channelnewsasia) - 18:37, 26/08/2021

Tại cổng một ngôi nhà cấp bốn ở vùng ngoại ô Sungai Way, quận Petaling, bang Selangor, Malaysia xuất hiện một lá cờ trắng được treo lơ lửng. Đây là lá cờ “cầu cứu” của gia đình ông Jambu Nathan Kanagasabai, 64 tuổi, một trong những người có hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đõ từ cộng đồng trong đợt dịch này. Hành động của ông đã làm dấy lên phong trào hỗ trợ những hộ gia đình “treo cờ trắng” được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.


Jambu Nathan Kanagasabai đã treo cờ trắng như một lời kêu cứu. Ông đã gỡ cờ xuống sau khi nhận được viện trợ từ chính quyền
Jambu Nathan Kanagasabai đã treo cờ trắng như một lời kêu cứu. Ông đã gỡ cờ xuống sau khi nhận được viện trợ từ chính quyền

Nguồn cơn của phong trào

Ông Jambu Nathan cùng vợ sống tại khu tái định cư mang tên Malayan. Ông từng kiếm được khoảng 1.300 RM (312 USD) hàng tháng khi làm bảo vệ cho một cửa hàng kim hoàn. Với số tiền đó và những khoản đóng góp nhỏ của các con, ông vẫn đủ để trang trải cho việc mua thức ăn, trả tiền thuê nhà, tiền điện nước và tiền thuốc men cho vợ.

Thu nhập này của ông đã không được duy trì, sau khi lệnh kiểm soát hoạt động đi lại (MCO) được đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19. Lệnh kiểm soát này tương đương với lệnh đóng cửa (lockdown) ở nhiều quốc gia khác. Vì vậy, cửa hàng nơi ông làm việc phải dừng hoạt động, vì là loại hình kinh doanh không thiết yếu. Vani, con gái của ông cho biết cô không đủ khả năng cung cấp cho ông số tiền tương tự vì bản thân cô cũng đang gặp khó khăn về tài chính do đại dịch.

Sự việc này đã dấy lên một phong trào kêu gọi những người gặp khó khăn cần hỗ trợ khẩn cấp hãy treo cờ trắng trên mạng xã hội. Việc làm này được cho là cần thiết, bởi đường dây nóng của thành phố luôn trong tình trạng quá tải và để hỗ trợ những trường hợp cụ thể và khẩn cấp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, phong trào này cũng đứng trước nhiều phản ứng trái chiều. Một số chính trị gia nước này đã lên án hành động treo cờ trắng, vì cho rằng, theo truyền thống việc này tượng trưng cho sự đầu hàng.

Lim Boon Wah và vợ Wong Ah Yuen thuê một phòng trong ngôi nhà cấp bốn ở Kampung Cempaka, bang Petaling Jaya
Lim Boon Wah và vợ Wong Ah Yuen thuê một phòng trong ngôi nhà cấp bốn ở Kampung Cempaka, bang Petaling Jaya

Không ngại thừa nhận mình khó khăn

Ông Lim Boon Wah, 65 tuổi, sống ở Kampung Chempaka cùng vợ là Wong Ah Yuen, 61 tuổi cũng lựa chọn treo cờ trắng để kêu gọi sự giúp đỡ. “Tôi không ngại thừa nhận, tôi chẳng còn tiền tiết kiệm nữa rồi. Tôi đã cắm lá cờ trên cổng nhà mình ngay sau khi bạn bè cho biết về phong trào này”, ông Wah nói.

Khi phóng viên CNA (báo Channel News Asia) gặp vợ chồng ông tại nhà để phỏng vấn, có một phụ nữ đã đến đưa cho ông một ít tiền mặt và hai nhân viên từ chuỗi bán lẻ địa phương xuất hiện với một số hàng hoá viện trợ. Ông Lim cho biết với khoản viện trợ này gia đình ông sẽ đủ sống trong khoảng 2 tháng tới.

Ông Lim và vợ làm nhân viên giới thiệu sản phẩm tại một siêu thị địa phương ở Kuala Lumpur. Sau khi bệnh thận của ông trở nặng, ông không đủ khả năng đi làm và vợ ông cũng phải nghỉ theo để chăm sóc cho ông.

Ở độ tuổi này, với tình trạng sức khoẻ như vậy, vợ chồng ông hầu như không thể tìm được bất kỳ công việc nào khác, ngay cả những công việc bình thường trong bối cảnh nền kinh tế hiện đã giảm 5,6% vào năm 2020.

Ông Lim cho biết thêm, ngay cả khi được chạy thận miễn phí, thì việc đi lại đến trung tâm và tiền thuốc men cũng vô cùng tốn kém. “Đôi khi tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ. Chỉ cần tôi không tham gia một vài buổi chạy thận nhân tạo và rồi ra đi trong lặng lẽ”, ông buồn bã nói.

Theresa Lim và trợ lý của cô đóng gói nhu yếu phẩm để hỗ trợ những người dân khó khăn ở Kampung Cempaka, Petaling Jaya
Theresa Lim và trợ lý của cô đóng gói nhu yếu phẩm để hỗ trợ những người dân khó khăn ở Kampung Cempaka, Petaling Jaya

Điều gì đã thúc đẩy phong trào?

Nhà hoạt động chính trị xã hội Nik Faizah Nik Othman, Hội phó Hội phụ nữ Tumpat Amanah ở Kelantan là một trong những người dùng Twitter (mạng xã hội tương tự Facebook), đề xuất sớm nhất việc treo cờ trắng để thông báo với cộng đồng xung quanh khi bất kỳ hộ gia đình nào cần hỗ trợ khẩn cấp.

“Tôi rất buồn khi chứng kiến ​​những vụ tự tử diễn ra hàng ngày. Nó thôi thúc tôi bắt đầu chiến dịch này. Tôi cảm thấy điều tồi tệ này không nên xảy ra. Và nếu không hành động kịp thời, thì không biết mọi thứ sẽ đi đến đâu nữa”, Nik Faizah Nik Othman nói với CNA.

Thống kê của cảnh sát cho thấy, có tổng cộng 468 trường hợp tự tử được báo cáo trên toàn đất nước Malaysia từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay. Bang Selangor đứng đầu bảng với 117 trường hợp. Theo Cục trưởng Cục Điều tra Hình sự Abd Jalil Hassan, các mâu thuẫn trong gia đình, áp lực về tinh thần cùng với gánh nặng tài chính, là 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sự việc trên.

Mdm Lim, chủ tịch quận Kampung Cempaka cho biết, cô đang điều hành một chương trình viện trợ lương thực, phân phát đồ khô cho hơn 300 hộ gia đình trong khu vực.

“Chúng tôi đã đi vòng quanh quận suốt buổi sáng để xem có lá cờ nào được cắm lên không. Khi tôi nhìn thấy lá cờ trắng của ông Lim, tôi đã nhanh chóng thông báo cho các hội viên trong hội đồng và cùng nhau chuyển những gói nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình ông”, cô cho biết thêm.

Mặc dù chiến dịch đã giúp đỡ được rất nhiều hộ gia đình, nhưng vẫn có nhiều người dân có quan điểm “thà sống trong khó khăn còn hơn là phải chủ động phất cờ” vì họ xấu hổ, sợ bị người khác buộc tội và thiếu tự tin rằng họ sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.