Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khánh Hòa: Thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi

Thành Nhân - 20:54, 13/04/2020

Sau 5 năm (2016 - 2020), từ những chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có những đổi thay rõ nét. Đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh từng bước nâng lên, khoảng cách giữa miền xuôi và miền núi được thu hẹp dần.

Khu tái định cư cho đồng bào Raglai ở vùng chiến khu xưa, huyện miền núi Khánh Sơn.
Khu tái định cư cho đồng bào Raglai ở vùng chiến khu xưa, huyện miền núi Khánh Sơn.

Khánh Sơn là huyện miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống của tỉnh Khánh Hòa. Trong 5 năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, cho vay nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ, thực hiện chính sách an sinh xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng…

Nhờ đó, diện mạo nông thôn miền núi đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS của huyện được cải thiện. Đầu năm 2020, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Khánh Sơn đạt 12 triệu đồng/người/tháng; 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về giao thông; điện lưới quốc gia đã đến với 100% hộ dân, đường giao thông đến tận xóm, nước sinh hoạt từ hệ thống tự chảy được đưa đến từng hộ gia đình; 35% số lao động là người DTTS đã qua đào tạo nghề; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS giảm 9,5%/năm...

Cựu chiến binh Cao Đảm, xóm Cỏ, thôn Liên Hòa, Xã Sơn Bình (Khánh Sơn), chia sẻ: “Người dân xóm Cỏ bây giờ đã biết trồng cây ăn quả, nhất là sầu riêng, bưởi da xanh, nhờ đó nhà nào cũng có của ăn của để. Như gia đình tôi có 3ha đất trồng sầu riêng, bưởi, quýt. Vụ trái cây năm trước, gia đình tôi thu từ sầu riêng được gần 400 triệu đồng, chưa tính các cây khác”.

Cũng như Khánh Sơn, diện mạo huyện miền núi Khánh Vĩnh cũng có nhiều thay đổi. Bên những con đường đã được bê tông hóa là những căn nhà mới được xây dựng khang trang sau những vụ mùa bội thu. Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào DTTS trong huyện đạt 16 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5%..

Ông Trần Minh Thuận, Trưởng phòng Dân tộc huyện Khánh Vĩnh cho biết: Các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã tác động mạnh mẽ đến công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ tính chương trình cho vay hộ nghèo, đến nay có 417 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ hơn 4,7 tỷ đồng để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ, giảm nghèo bền vững; 497 hộ nghèo, cận nghèo được vay hơn 13,2 tỷ đồng để nhân rộng mô hình phát triển kinh tế.

Theo ông Đặng Văn Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, qua 5 năm triển khai các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, đã góp phần thay đổi diện mạo vùng cao trong tỉnh. Nhận thức pháp luật và ý thức của người dân đã có sự chuyển biến tích cực. Các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai, phổ biến, nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp.

“Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng miền núi của tỉnh, tỉnh sẽ tiếp tục huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu gắn với vùng sản xuất; lựa chọn và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả phù hợp với năng lực, nhận thức của đồng bào và thế mạnh của địa phương, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Tuấn cho biết thêm.

Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa hiện là 34,63% (giảm 30,13% so với năm 2015); thu nhập bình quân của đồng bào DTTS đạt hơn 14 triệu đồng/người/năm. 92,4% trẻ em DTTS nhập học đúng độ tuổi; có 99,9% hoàn thành chương trình tiểu học; 80,2% người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ; tỷ lệ hộ DTTS sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97%; tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90,42%...


Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.