Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Sớm có biện pháp bảo vệ kịp thời loài voọc chà vá quý hiếm

Ngọc Khánh - 12:23, 08/09/2022

Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, theo phản ánh của người dân thôn Chánh Thanh, xã Ninh thọ, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa liên tục xuất hiện 2 cá thể vọc chà vá chân đen xuống khu nhà dân để kiếm ăn. Theo quan sát của chúng tôi ,thì đây là 2 cá thể vọc đã trưởng thành, nặng từ 8 -10kg. 2 cá thể voọc này thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và liên tục di chuyển từ khu vườn nhà này sang nhà khác, chạy phá trên mái tôn khiến người dân hoang mang, lo lắng.

 Voọc chà vá chân đen xuất hiện ở thôn Chánh Thanh, xã Ninh thọ, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Voọc chà vá chân đen xuất hiện ở thôn Chánh Thanh, xã Ninh thọ, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Theo nhận định của người dân địa phương thì, đây có thể là những cá thể vọoc chà vá sống tại núi Hòn Hèo cách đó 2 km. Khảo sát năm 2007 của Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Động vật Frankfurt, rừng Hòn Hèo có 17 đàn voọc chà vá chân đen, với khoảng 110 con. Thế nhưng gần đây, số lượng vọoc ở đây đã sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là do vấn nạn săn bắt thú rừng gia tăng. Tại đây, đã có trường hợp xử lý hình sự đối tượng sát hại 2 cá thể vọoc chà vá chân đen.

Ông Nguyễn Văn Hóa, ngụ tại thôn Chánh Thanh, xã Ninh thọ, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho biết “Lúc đầu 2 con vọoc này chỉ ở ngoài vườn tìm kiếm thức ăn nhưng sau đó, lại trở nên dạn dĩ vào hẳn nhà dân để hái lá cây si, cây ổi để ăn. Nhiều người dân đã dùng xô, chậu gõ để đuổi nó đi”

Về phía chính quyền địa phương, trao đổi với chúng tôi, ông Võ Khánh Đăng, Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ cho biết: “Khi nghe người dân trình báo, địa phương đã cử cán bộ xã cùng Công an xã xuống nắm tình hình. Trước mắt là thông báo cho người dân biết, đây là loài voọc nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo vệ, nếu ai có hành vi xâm hại sẽ bị xử lý hình sự. Đồng thời, chúng tôi cũng đã báo về cho Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa để có hướng xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa thấy đưa 2 cá thể  voọc trở lại rừng”.

Việc vọoc chà vá xuất hiện ở khu dân cư là do môi trường sống đã có nhiều biến động
Việc vọoc chà vá xuất hiện ở khu dân cư là do môi trường sống đã có nhiều biến động

Theo một cán bộ trinh sát Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết: Qua tuần tra tại Hòn Hèo, đơn vị xác định chỉ còn khoảng 3-4 bầy vọoc chà vá và chỉ còn khoảng 60 cá thể. Giảm rất nhiều so với trước đây.

Việc vọoc chà vá xuất hiện ở khu dân cư là khá bất thường. Nguyên nhân chính là môi trường sống đã có nhiều biến động. Rừng tại bán đảo Hòn Hèo chủ yếu là rừng thứ sinh, trong khi đó tại đây, vẫn lén lút xảy ra nạn chặt củi, đốt than, săn bắn thú rừng. Gần đây lại có rất đông người lên núi Hòn Hèo săn lan nghinh xuân và tìm cây xáo tam phân. Có thể đây là nguyên nhân khiến 2 cá thể vọoc này phải “dạt” về làng kiếm sống.

Được biết từ cuối năm 2010, dự án thành lập khu bảo tồn voọc chà vá chân đen tại rừng Hòn Hèo, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa xúc tiến. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về vấn đề kinh phí nên tất cả vẫn còn trên giấy. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời và hiệu quả, thì số cá thể voọc quý này sẽ suy giảm nghiêm trọng.

Trước mắt người dân và chính quyền địa phương mong muốn, ngành Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa sớm có biện pháp đưa 2 cá thể vọoc này trở lại rừng để tránh xảy ra những hệ lụy đáng tiếc.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.