Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khám phá thú vị về mối liên kết giữa nhịp thở và trí nhớ

PV - 06:48, 07/06/2023

Hô hấp là quá trình được cơ thể thực hiện một cách tự động, khiến chúng ta thường không phải bận tâm nghĩ tới. Nhưng các phát hiện khoa học gần đây đã cho thấy hô hấp có liên quan tới trí nhớ.

Nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ điều gì đó, hãy thử hít thở sâu. (Nguồn: Times of India)
Nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ điều gì đó, hãy thử hít thở sâu. (Nguồn: Times of India)

Hơi thở của chúng ta có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Điều này có nghĩa hơi thở gây tác động đến các chức năng nhận thức của con người, bao gồm sự chú ý, ghi nhớ và xử lý cảm xúc.

Nhịp thở của chúng ta tạo ra các hoạt động điện não, đóng góp vào sự gia tăng của khả năng kiểm soát cảm xúc và khả năng ghi nhớ.

Thực tế, một dự án nghiên cứu nằm dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học Christina Zelano thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, đã cho thấy hoạt động hô hấp, đặc biệt là thông qua đường mũi, có thể có tác động trực tiếp đến chức năng nhận thức của con người, như việc ghi nhớ.

Trang tin Neuroscience mới đây cho biết nhóm nghiên cứu của Zelano thực hiện một loạt các thí nghiệm liên quan đến con người và phát hiện rằng khả năng ghi nhớ được cải thiện đáng kể lúc chúng ta hít vào, so với khi chúng ta thở ra. Hiệu ứng này được thể hiện rõ nhất khi đối tượng thí nghiệm thở bằng mũi.

Công trình nghiên cứu của nhóm cho thấy nhịp thở có thể kích thích những sự thay đổi trong não bộ, tăng cường khả năng kiểm soát xúc cảm và cải thiện trí nhớ.

Hơn nữa, hai vùng não liên kết trực tiếp tới cảm xúc, khả năng ghi nhớ và khứu giác là hạch hạnh nhân (amygdala) và hồi hải mã (hippocampus) đều chịu ảnh hưởng cực kỳ lớn bởi nhịp thở.

Những khu vực này của não bộ là một phần của hệ thống limbic - một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, mang nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người.

Người ta cho rằng hành động thở có thể thay đổi hoặc kiểm soát chức năng của những vùng não này, do đó ảnh hưởng đến trí nhớ và quá trình xử lý cảm xúc.

Hơn nữa, việc thở sâu và có kiểm soát - thường được áp dụng để đạt được trạng thái tỉnh thức và tập luyện thiền định - đã được chứng minh là có thể tăng khả năng ghi nhớ.

Một bài nghiên cứu được đăng trên Tuần báo Tâm lý học Thể dục và Thể thao (Journal of Sport and Exercise Psychology) cho thấy sự chú ý dựa trên trạng thái tỉnh thức, liên quan đến việc tập trung vào hơi thở, làm tăng khả năng duy trì thông tin trực quan trong thời gian ngắn.

Trong khi mối liên hệ giữa việc thở và trí nhớ vẫn là một lĩnh vực mới mẻ, những phát hiện nêu trên đã mở ra nhiều khả năng thú vị cho các nghiên cứu trong tương lai, cũng như đem tới tiềm năng điều trị bệnh tật.

Sự thấu hiểu tốt về tác động của hơi thở với trí nhớ có thể sẽ tạo ra những tác động nhất định tới các giải pháp can thiệp nhằm chống lại tình trạng suy giảm nhận thức, căng thẳng, lo lắng và các loại bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD) và bệnh rối loạn thần kinh Alzheimer.

Tổng kết lại thì hành động hít thở đơn giản, vốn được chúng ta xem là chuyện hiển nhiên phải có trong hoạt động của con người, hóa ra lại có thể đóng vai trò quan trọng trong các chức năng nhận thức, cụ thể là khả năng ghi nhớ.

Vì vậy, nếu tương lai bạn có gặp khó khăn trong việc ghi nhớ điều gì, hãy nhớ dành ra chút thời gian để hít một hơi thật sâu, và thử kiểm nghiệm xem làm như thế có giúp ích gì cho mình không. Có lẽ hơi thở nắm giữ nhiều quyền điều khiển não bộ hơn chúng ta vẫn tưởng đó./.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.