Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khám chữa bệnh từ xa: Giải pháp để tất cả người dân được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng

Nghĩa Hiệp - 16:51, 30/11/2020

Khám chữa bệnh từ xa là dự án được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2012 đến nay, đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cùng với việc triển khai Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025 được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2020, ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nâng cao tính kết nối của cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhằm đạt mục tiêu tất cả người dân được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng...

Trang thiết bị y tế của tỉnh Quảng Ninh được đầu tư đồng bộ tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tỉnh.
Trang thiết bị y tế của tỉnh Quảng Ninh được đầu tư đồng bộ tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tỉnh.

Thực hiện Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Y tế, Sở Y tế Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn rà soát, đăng ký nhu cầu tham gia Đề án. Qua đó, có 18 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn đăng ký tham gia.

Với những thuận lợi, là đã có dự án tương tự được triển khai từ năm 2012, mang tên “Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, nên việc triển khai Đề án của Bộ Y tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn đối với ngành Y tế Quảng Ninh.

Với 18 bệnh viện có điểm kết nối, trong đó trực tiếp kết nối tại 10 phòng mổ tại 4 bệnh viện, 6 trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bãi Cháy, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y tế Tiên Yên, Trung tâm  Y tế Cô Tô… đã giúp việc kết nối khám chữa bệnh từ xa được thông tuyến giữa trung tâm y tế huyện với tỉnh, giữa tỉnh với trung ương.

Theo ông Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên cho biết: “Huyện Tiên Yên là vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, việc triển khai thuận lợi hệ thống khám chữa bệnh từ xa, giúp người dân được tiếp cận tốt với các dịch vụ y tế cao cấp. Đồng thời, giúp đội ngũ y tế cơ sở sớm đưa ra được những chẩn đoán bệnh đúng, chính xác để đề ra các giải pháp kịp thời cứu chữa người bệnh”.

Thông qua hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, hàng nghìn bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị qua các phiên hội chẩn trực tuyến; trong đó, có rất nhiều ca bệnh khó được các bác sĩ của các bệnh viện tuyến huyện thực hiện mổ thành công, dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các bác sĩ có kinh nghiệm tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

Điển hình như, trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị P. (26 tuổi, trú tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô). Ngày 14/10/2020, Trung tâm Y tế huyện Cô Tô tiếp nhận sản phụ P, trong tình trạng mang thai lần 4, đau bụng âm ỉ, ra máu… Nhận định ca bệnh khó, kíp trực tại Trung tâm Y tế huyện Cô Tô tiến hành hội chẩn trực tuyến với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh qua hệ thống khám, chữa bệnh từ xa. Sau hội chẩn trực tuyến, sản phụ được chỉ định mổ cấp cứu. Nhờ đó, đã kịp thời cứu được cả 2 mẹ con, sau đó bệnh nhi đã được chuyển lên tuyến tỉnh nằm cấp cứu do sinh non ở tuần 29.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện mổ nội soi dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện mổ nội soi dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Không chỉ giúp các bệnh nhân được tiếp cận kịp thời với dịch vụ y tế, đối với đội ngũ y, bác sĩ cũng có thêm nhiều thuận lợi khi sử dụng hệ thống khám, chữa bệnh từ xa. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, việc họp trực tuyến đã giúp giảm 70 - 80% kinh phí mỗi năm cho việc đi lại. Đồng thời, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các cán bộ do không phải di chuyển.

Được biết, cho đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong nước triển khai hệ thống khám, chữa bệnh từ xa đồng bộ đến tuyến huyện. Với những trang, thiết bị kết nối hiện đại từ 18 điểm cầu và 10 phòng mổ của các đơn vị y tế trên địa bàn, là tiền đề vững chắc để các đơn vị triển khai nhanh, có hiệu quả trong việc kết nối khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương.

Việc triển khai hiệu quả công tác khám chữa bệnh từ xa đã giúp ngành Y tế tỉnh đạt được mục tiêu mà Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” của Bộ Y tế đề ra: Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. 

Đồng thời, các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng CNTT; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.