Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022

Hồng Phúc - 06:38, 03/12/2022

Tối 2/12, tại quảng trường Hùng Vương, Tp. Việt Trì (Phú Thọ) đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đanh giá cao việc tổ chức Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đanh giá cao việc tổ chức Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc

Tham dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng, cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực Tây Bắc.

Phát biểu khai mạc Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, qua 14 lần tổ chức theo hình thức luân phiên định kỳ, Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc đã thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc. Ngày hội là dịp giới thiệu, tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời tạo sức hút để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Ngày hội
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Ngày hội

Đánh giá cao việc tổ chức Ngày hội này, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc là di sản quý giá được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử góp phần tạo nên sự đa dạng, thống nhất của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việc giữ gìn nét đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc là một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, là nhiệm vụ của các cấp các ngành và hệ thống chính trị, trong đó đồng bào dân tộc là chủ thể sáng tạo giữ vai trò quan trọng. Ngày hội là dịp để đồng bào biểu diễn, giới thiệu những nét độc đáo của dân tộc mình, để những bộ trang phục tỏa sắc màu rực rỡ, những làn điệu hát xoan, hát then, điệu páo dung vang xa. Đây cũng là dịp để nâng cao ý thức trách nhiệm, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc”.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn tham gia Ngày hội
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn tham gia Ngày hội

Điểm nhấn của Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc với tên gọi: Cầu vồng Đất Tổ. Chương trình được chia thành 3 phần, gồm: Mở hội Tây Bắc; Sắc màu rẻo cao và Ngày hội non sông. Cầu Vồng đất Tổ với sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ, diễn viên nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, nhà hát dân gian Việt Bắc, các nghệ nhân hát Xoan, nghệ nhân Mường huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, học sinh, sinh viên Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương, các diễn viên, nghệ nhân của 6 tỉnh Tây Bắc. Chủ đề “Cầu vồng Đất Tổ” chính là những sắc màu văn hóa vùng Tây Bắc hội tụ về thành phố ngã ba sông, biểu tượng của sức mạnh cội nguồn, đoàn kết và phát triển bền vững.

Chương trình nghệ thuật Cầu vồng Đất Tổ khai mạc Ngày hội
Chương trình nghệ thuật Cầu vồng Đất Tổ khai mạc Ngày hội

Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”, ngày hội quy tụ đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng, đồng bào các dân tộc 7 tỉnh, gồm: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La.

Từ ngày 2 - 4/12, Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, như: Trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa; các không gian trưng bày, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, đất nước, con người và những thành tựu về kinh tế - xã hội của các địa phương; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”...

Một số hình ảnh Chương trình nghệ thuật Cầu vồng Đất Tổ

(TIN TS) Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 3
(TIN TS) Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 4
(TIN TS) Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 5
(TIN TS) Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 6
(TIN TS) Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 7
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.