Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2023

Như Tâm - 10:00, 09/06/2023

Tối 8/6, tại Trung tâm thương mại Vĩnh Đông, phường Núi Sam, Tp. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang chính thức Khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2023 với chủ đề “Đất thiêng vạn lộc”. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc, chứa nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Phó Chủ tịch UBND Tp. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn phát biểu Khai hội
Phó Chủ tịch UBND Tp. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn phát biểu Khai hội

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Châu Đốc, chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ. Bản sắc văn hóa trong lễ hội được cộng đồng duy trì, thực hành, trao truyền, từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong dời sống văn hóa tâm linh.

Phát biểu Khai hội, ông Trần Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND Tp. Châu Đốc cho biết: “Đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, người dân và du khách sẽ được thưởng thức và hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với Bà Chúa Xứ và các bậc tiền nhân có công khai mở vùng đất Châu Đốc, cầu mong để mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn hưng thịnh, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc".

Các đại biểu dự Khai hội
Các đại biểu dự Khai hội

Đại diện lãnh đạo tỉnh phát biểu chào mừng, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, Lễ hội Vía Bà đang được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Qua đó, có thể thấy Lễ hội Vía Bà chứa đựng giá trị lịch sử đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tiết mục văn nghệ mang sắc thái văn hóa 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm được biểu diễn tại Lễ khai Hội
Tiết mục văn nghệ mang sắc thái văn hóa 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm được biểu diễn tại Lễ khai Hội

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 8 - 14.6 (ngày 21 - 27/4 Âm lịch). Sau phần khai hội, Tp. Châu Đốc tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà. Lễ rước được thực hiện theo đúng nghi lễ cổ truyền thông qua hình thức sân khấu hóa đặc sắc đã tái hiện lại nguồn gốc, lịch sử Bà Chúa Xứ.

Trong các ngày diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, cùng với phần nghi lễ trang trọng, UBND TP.Châu Đốc còn tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi nổi phục vụ người dân và du khách như: biểu diễn múa lân sư rồng; chương trình văn nghệ mang sắc thái văn hóa 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm…

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 8 - 14.6 (ngày 21 - 27/4 Âm lịch)
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 8 - 14.6 (ngày 21 - 27/4 Âm lịch)

Cùng với đó là hội thi thả đèn hoa đăng, triển lãm ảnh nghệ thuật, các hoạt động thể thao (quần vợt, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, hội thi leo núi), các trò chơi dân gian (giật cờ, tung cầu, nhảy bao bố, trò chơi vận động liên hoàn), bóng chuyền hơi…).

Ngoài việc tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, UBND Tp. Châu Đốc còn tổ chức các chuỗi sự kiện lớn như: Lễ kỷ niệm 323 năm ngày mất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700 - 2023) diễn ra từ ngày 27 - 30/6, Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Tp. Châu Đốc (2013 - 2023) diễn ra từ ngày 19/7 và Lễ tưởng nhớ 194 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2023) diễn ra từ ngày 20 - 23/7.

Nhằm tạo điều kiện và thu hút du khách đến với Châu Đốc vào mùa lễ hội, UBND tỉnh An Giang đã quyết định không thu phí tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Sam đối với du khách trong trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.