Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023

Trí Phương - 15:12, 03/03/2023

Sáng 3/3, tại xã Trí Yên, UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã tổ chức Lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023. Lễ hội thu hút đông đảo đại biểu, người dân và du khách khắp nơi đến dự.

Ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng phát biểu khai hội
Ông Hoàng Văn Thanh - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng phát biểu Khai hội

Chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) là nơi Phật hoàng sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm, từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ, nơi đào tạo, định chức danh cho các tăng sĩ thời Trần. Chùa được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo thời Trần nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung và cả kho Mộc bản đã được công nhận là Di sản tư liệu ký ức khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Với những giá trị to lớn của di tích, di sản, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 20/9/2019, chùa Vĩnh Nghiêm được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là Điểm du lịch. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm. Gắn liền với Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm hằng năm mang đậm dấu ấn bản địa, với những nét đặc trưng riêng gắn với danh lam cổ tự Vĩnh Nghiêm.

Phát biểu tại Lễ khai hội, ông Hoàng Văn Thanh - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết: “Chùa Vĩnh Nghiêm với các hạng mục công trình đồ sộ, gắn kết chặt chẽ, mang tính chuẩn mực của chùa cổ Việt, có giá trị điêu khắc tinh tế được thể hiện rõ nét trong hệ thống tượng Phật, được các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa xem như một bảo tàng văn hóa Phật giáo Đại thừa tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam”.

Một tiết mục văn nghệ độc đáo tại lễ khai hội
Một tiết mục văn nghệ độc đáo tại Lễ khai hội

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm nay được tổ chức với những nét độc đáo thể hiện ở cả phần lễ và phần hội. Lễ hội có nhiều hoạt động gồm: Rước lễ theo nghi lễ nhà chùa, màn trống hội, múa lân. Đặc biệt là chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc với màn sử thi “Vĩnh Nghiêm cổ tự” (gồm 4 chương: Về cõi Phật; Miền đất học; Vĩnh Nghiêm thời kỳ kháng chiến; Yên Dũng ngày mới) do các diễn viên, nhạc công Nhà hát Tuồng Việt Nam trình diễn thu hút đông đảo du khách thập phương thưởng thức.

Ngoài ra, 18/18 xã, thị trấn trong huyện tổ chức gian hàng giới thiệu, quảng bá các hình ảnh, tư liệu về thành tựu phát triển KT-XH, trưng bày sản phẩm tiêu biểu của địa phương.

Theo kế hoạch, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12/2 đến hết ngày 14/2 năm Quý Mão).

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.