Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023

Hồng Phúc - 20:05, 06/02/2023

Ngày 6/2, Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Lễ tưởng niệm 689 năm Ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả được tổ chức tại chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023

Phát biểu tại Lễ khai hội, ông Triệu Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, từ thế kỷ XIV, Côn Sơn đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái của người Việt, góp phần làm nên sức mạnh Đông A - điểm tựa tinh thần cho quân và dân Đại Việt giữ vững nền độc lập. Nơi đây, cứ mỗi độ Xuân về, đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài lại nô nức trẩy hội, thắp nén tâm hương tưởng nhớ vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.

Gần 7 thế kỷ qua, những giá trị di sản văn hóa ở Côn Sơn đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng, không chỉ của riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục hội tụ, kết tinh và lan tỏa, bằng sức sống văn hóa, tâm nguyện của hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam. Từ đây, tinh thần ấy, ý chí ấy đã lan tỏa, ăn sâu vào tâm thức mỗi gia đình, mỗi người dân yêu nước, với tấm lòng hướng thiện, có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Màn trống hội của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Hải Dương
Màn trống hội của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Hải Dương

Với giá trị to lớn đó, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia năm 1962 và năm 2012 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội chùa Côn Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại Khu di tích Côn Sơn; quan tâm đầu tư, bảo tồn, tu bổ, phục dựng nhiều công trình tiêu biểu. Đồng thời, tỉnh cũng tích cực phối hợp cùng với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc để cùng các địa phương hoàn thiện hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Các đại biểu dâng hương tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Các đại biểu dâng hương tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Năm 2023, Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, cùng các hoạt động phần hội đặc sắc như: Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, Liên hoan pháo đất, Giải vật dân tộc, giải cờ tướng. Đặc biệt là Tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của Hải Dương tới du khách trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.