Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai báo y tế gian dối: Chưa ai bị khởi tố thì còn chưa biết sợ!

PV - 10:06, 31/03/2020

Nhiều chuyên gia y tế, pháp luật ủng hộ xử lý nghiêm việc không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối, trốn cách ly nhằm tránh để lại hậu quả xấu.

Lực lượng chức năng khử khuẩn tòa nhà sau khi có người dương tính SARS-CoV-2
Lực lượng chức năng khử khuẩn tòa nhà sau khi có người dương tính SARS-CoV-2

Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn quyết liệt. Để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế tối đa số người ra đường và di chuyển.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực đó, tiếp tục xuất hiện các trường hợp khai báo y tế gian dối sau khi phát hiện dương tính với SARS- CoV-2 khiến Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với Thường trực Chính phủ đã phải nêu đích danh ca bệnh 178 tại Thái Nguyên và đề nghị xử lý nghiêm. 

Phạt nghiêm khắc tránh để lại hậu quả

Trước bệnh nhân 178 (Thái Nguyên), một số bệnh nhân mắc Covid-19 cũng được cơ quan chức năng xác nhận khai báo y tế không chính xác như bệnh nhân số 17, 34,100... Bức xúc trước thực tế trên, Đại tá Nguyễn Hữu Quý, BTV Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cho rằng phải có hình phạt nghiêm khắc với các bệnh nhân này.

"Để ngăn chặn đại dịch covid-19 đạt hiệu quả là phải biết cách ly và tự cách ly. Nhằm ủng hộ biện pháp này, trong thời điểm hiện nay, rất nhiều câu khẩu hiệu được đưa ra như “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó”, Hãy đứng im khi Tổ quốc cần,… cho thấy việc cấp bách của phòng dịch… Mỗi người dân phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế và khai báo trung thực. Bởi, chỉ cần khai báo gian dối, thì con số người nhiễm bệnh sẽ tăng theo cấp số nhân trong ngày và gây tác động rất lớn cho cộng đồng", Đại tá Quý chia sẻ đồng thời nhấn mạnh, những ca khai báo y tế gian dối vừa qua chính là những bài học nhãn tiến mà ai nhìn vào đó cũng thấy tác hại vô cùng lớn. Nếu họ khai báo không kịp thời thì bao nhiêu tiền của, công sức toàn đảng, toàn quân và toàn dân bị đổ sông, đổ biển.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, trường hợp không khai báo y tế hoặc không chịu áp dụng các biện pháp cách ly y tế đều là hành vi ích kỷ, chỉ tính tới lợi ích của cá nhân mà không nghĩ tới sức khỏe tính mạng của cộng đồng thì cần phải lên án mạnh mẽ. Bởi các hành vi này đã vi phạm quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Để ngăn chặn dịch bệnh, việc phát hiện sớm nguồn lây truyền càng nhanh càng tốt. Việc khai báo y tế trung thực, tìm các yếu tố nguy cơ để thực hiện cách ly là hết sức quan trọng. Ông Nguyễn Huy Quang cho biết, hiện tại Việt Nam mới chỉ xử lý với những đối tượng đưa tin, đe dọa, quấy rối, xúc phạm liên quan đến danh dự, nhân phẩm người khác,...Tuy nhiên với hành vi liên quan đến cưỡng chế cách ly y tế và khai báo y tế chúng ta vẫn chưa xử lý trường hợp nào.

Nhiều trường hợp đủ điều kiện để khởi tố

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Thị Thu (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, hành vi trốn cách ly y tế làm lây lan dịch bệnh gây những hậu quả xấu cho xã hội và đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người nên có đủ dấu hiệu của “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự hiện hành, đó là hành vi của người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các biện pháp cách ly, phòng ngừa bắt buộc. Mức hình phạt tù đối với tội này lên đến 12 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Khi phát hiện hành vi bỏ trốn và hậu quả xảy ra làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì cơ quan chức năng có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo pháp luật.

Ngoài ra, Luật sư Phạm Thị Thu cũng cho biết, đối với cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ để người bị nhiễm bệnh trốn khỏi nơi cách ly, không kiểm soát được tình hình khu vực cách ly thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức đó cần ra quyết định đình chỉ công tác. Sau đó xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người này. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì có thể bị khởi tố về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 360 Bộ luật hình sự.

Theo quan điểm của ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND tối cao, hành vi khai báo không đúng, trốn cách ly y tế làm lây lan dịch bệnh đã có dấu hiệu của tội phạm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Ngay khi phát hiện sự việc và hậu quả xảy ra, cơ quan CSĐT có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can để kịp thời răn đe phòng ngừa chung, sau đó áp dụng biện pháp cách ly điều trị trong quá trình điều tra vụ án. Sau đó, tùy diễn biến của người bệnh, cơ quan điều tra sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn và giải quyết vụ án.

Đối với các trường hợp bệnh nhân 17, 34, 100, 178… ông Hùng cho rằng, hành vi phạm tội của các đối tượng này đã rõ ràng, đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can. Và việc họ chữa khỏi bệnh thì về phía cá nhân họ được thoát khỏi bệnh, còn hành vi cấu thành tội phạm của họ đã hoàn thành và hậu quả gây cho xã hội rất lớn. Vì vậy, các đối tượng này sẽ bị khởi tố theo khoản 1, điều 240. Theo đó, người nào thực hiện các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người thì phạt từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt từ 1-5 năm tù.

Cách ly y tế - biện pháp chống dịch Covid-19 được Tổ chức y tế thế giới nhận định là biện pháp thành công nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của cuộc chiến chống Covid-19, nếu không có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao của cộng đồng và sự vào cuộc quyết liệt, mạnh tay cả cơ quan chức năng thì rất khó có thể biết đến khi nào dịch được khống chế và dập tắt./.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có hình phạt nặng thậm chí bỏ tù nếu phát hiện hành vi gian dối. Theo đó, khi đặt lệnh phong tỏa, giới nghiêm, nếu người dân Ý vi phạm khi ra khỏi nhà sẽ bị phạt khoảng 227 USD (hơn 5 triệu đồng) hoặc ngồi tù 3 tháng. Đến nay, hơn 20.000 người đã bị phạt hành chính.

Tại Ấn Độ, chính quyền bang Telangana tuyên bố phạt tù ít nhất 6 tháng đối với người trốn cách ly tập trung lẫn tại gia. Còn tại Singapo, nếu vi phạm Luật về các bệnh truyền nhiễm dù là lần đầu cũng có thể bị phạt 6 tháng tù hoặc 10.000 đô la Singapo, hay thậm chí chịu cả hai hình thức này. Trong khi đó Israel tuyên bố kể từ tháng 2 công dân đi từ vùng dịch vi phạm lệnh cách ly có thể bị phạt từ 3-7 năm tù. Chính quyền thủ đô Moscow của Nga cảnh báo, những người không chịu tự cách ly ở nhà có thể chịu tù 5 năm. Thành phố này cũng yêu cầu người trở về từ các vùng dịch tự chủ động cách ly trong 2 tuần.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.