Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khắc phục tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu

PV - 22:45, 20/09/2022

Thảo luận tại phiên làm việc tiếp theo trong khuôn khổ Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9, nhiều ý kiến cho rằng, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần đi sâu phân tích nguyên nhân, đề ra khung pháp lý cụ thể hơn nữa nhằm giải quyết những hành vi tiêu cực trong đấu thầu, đấu giá.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp (Ảnh QH)

Theo đó, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dự án Luật cần quy định rõ hơn nữa về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, đồng thời dẫn chiếu tới quy định của Bộ luật Hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu phù hợp thực tiễn hơn.

Phát biểu ý kiến tại phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh việc đi thẳng vào vấn đề trong công tác sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự án Luật. Cụ thể, làm rõ những lỗ hổng về luật, phân tích cụ thể nguyên nhân vướng mắc, ách tắc trong hoạt động đầu tư công, đấu thầu, đấu giá…, từ đó, đưa ra phương hướng khắc phục bằng khung pháp lý khoa học.

Đối với tình trạng thông thầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát kỹ lưỡng, tìm ra điểm mấu chốt để từng bước giải quyết triệt để tiêu cực, tăng cường tính minh bạch cho dự án Luật. Thay vì “nói chung chung”, cần tìm ra chính xác lỗ hổng pháp luật nằm ở đâu và phải “vá” lại thế nào.

Dẫn chứng việc “mở cửa” đấu thầu biệt dược ở nước ta, đồng chí Vương Đình Huệ đề nghị các quy định của dự án Luật cần được xây dựng theo hướng vừa tháo gỡ khó khăn, vừa nghiêm túc siết chặt để kiểm soát rủi ro, tiêu cực gắn với những lợi ích cụ thể của đất nước, của nhân dân.

Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, thời gian qua, dư luận dấy lên nhiều lo ngại về hành vi tham nhũng trong đấu thầu, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực… Vì vậy, các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong dự án Luật cần đặc biệt chú trọng tới nguồn gốc dẫn đến tình trạng trên, cụ thể là phân định rõ những nguyên nhân nào xuất phát từ hệ thống pháp luật, từ công tác tổ chức thực hiện luật.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật làm rõ việc mở rộng, chia nhỏ các trường hợp chỉ định thầu, trong khi những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu đang đặt ra yêu cầu siết chặt hơn nữa việc chỉ định thầu.

Đồng tình với các ý kiến nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề về những khó khăn trong quy trình đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cũng như tình trạng giá thầu hấp dẫn nhà đầu tư nhưng bị điều chỉnh nhiều lần, thời gian lại kéo dài, thủ tục khó khăn… dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội, khiến nhà đầu tư e ngại.

Dẫn chứng việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, nhưng tình trạng khan hiếm thuốc men, trang thiết bị y tế vẫn không thoát khỏi “vùng trũng” thời gian qua, đồng chí Vũ Hồng Thanh đề nghị cần đi sâu phân tích các vấn đề, xây dựng các quy định của dự án Luật theo hướng thống nhất, đồng bộ với các Luật hiện hành khác.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.