Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Kết thúc Đề án 500 trí thức trẻ ở Quảng Ngãi: Liệu có “đem con bỏ chợ”?

PV - 10:27, 30/08/2019

Năm 2013, Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020”. Tại Quảng Ngãi, tỉnh đã chọn 15 trí thức trẻ, có trình độ tham gia chương trình về công tác tại 15 xã đặc biệt khó khăn của các huyện. Những đội viên này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng vấn đề đặt ra là sau khi đề án kết thúc, những trí thức trẻ này sẽ đi đâu, về đâu?

Làm được nhiều việc

Có thể khẳng định, trong quá trình công tác tại địa phương, các trí thức trẻ được đánh giá cao về chất lượng thực hiện nhiệm vụ, cũng như thể hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành lĩnh vực mình được phân công.

Các đội viên dự án đã tham gia xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, khuyến nông, giải phóng mặt bằng, giám sát việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, bê tông kênh mương, giải quyết chế độ chính sách... Hầu hết các đội viên đều được phân công tham gia làm thành viên Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu của xã.

Sức trẻ và sự nhiệt tình của các đội viên Đề án 500 đã giúp cho nhiều xã nghèo khởi sắc. Sức trẻ và sự nhiệt tình của các đội viên Đề án 500 đã giúp cho nhiều xã nghèo khởi sắc.

Một số nhiệm vụ khác mà các đội viên thực hiện rất tốt như, công tác điều tra thống kê hộ nghèo, triển khai kế hoạch xét duyệt làng văn hóa thôn bản văn hóa thôn. Các đội viên cũng tích cực tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể nông thôn mới trên địa bàn. Đồng thời, nhóm đội viên trí thức trẻ này cũng tìm kiếm, tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới, giúp Nhân dân ứng dụng hiệu quả vào canh tác, sản xuất; tham mưu và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác.

Ông Hồ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Trà Nham, huyện Tây Trà nhận xét: Nhờ sự năng nổ, nhiệt tình của đội viên của Đề án 500 về công tác tại xã mà nhận thức của bà con cũng được thay đổi rất nhiều. Tại xã, các đội viên còn vận động chị em phụ nữ sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc con cái không để suy dinh dưỡng...; hướng dẫn chị em trồng cây dược liệu, trồng chè mang lại hiệu quả cao. Qua đó, góp phần làm cho kinh tế-xã hội tại địa phương có nhiều khởi sắc.

Và những nỗi niềm

Mặc dù được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, nhưng trước tình hình tinh giản biên chế đang thực hiện quyết liệt, nhiều địa phương tỏ ra bối rối khi bố trí sử dụng sau khi Đề án kết thúc. Để nắm tình hình, Sở Nội vụ đã khảo sát, lấy ý kiến của Đảng ủy, UBND các xã để xác định nhu cầu xét chuyển vào biên chế công chức xã đối với các đội viên này.

Qua khảo sát có 7/15 đội viên dự kiến được bố trí vào các chức danh công chức và cán bộ phù hợp với trình độ, chuyên môn; 8/15 đội viên chưa được dự kiến bố trí sau khi kết thúc đề án. Như vậy sau 4 năm thực hiện Đề án vẫn còn hơn 50% số đội viên chưa biết đi đâu, về đâu.

Trao đổi với chúng tôi, chị Mai Thị Diễm, quê xã Tịnh Ấn Tây (TP. Quảng Ngãi), đội viên Dự án tại xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn) chia sẻ. "Đã công tác hơn 4 năm, nhưng nhiều người không được đưa vào quy hoạch của địa phương. Vì vậy, chúng tôi mong muốn cấp trên sớm có văn bản hướng dẫn việc bố trí công tác để đội viên yên tâm", chị Diễm kiến nghị.

Vấn đề này, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết: Việc bố trí, sử dụng đội viên sau khi kết thúc Đề án hiện rất khó khăn. Nghị định số 34 của Chính phủ quy định giảm 2 biên chế cấp xã. Vì vậy, phương án tuyển các đội viên vào cán bộ, công chức cấp xã không thể thực hiện được.

“Còn như huyện Tây Trà xin tuyển dụng các đội viên ở xã Trà Xinh và Trà Nham, nhưng không được là bởi, các xã này thuộc diện sắp xếp, sáp nhập. Để tìm đầu ra cho các đội viên, tỉnh đã có văn bản kiến nghị Bộ Nội vụ và Chính phủ cho tuyển dụng, nhưng Bộ Nội vụ chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về công tác quy hoạch, bố trí sử dụng các đội viên sau khi kết thúc Đề án”, ông Dụng cho biết thêm.

Như vậy, để giải bài toán đầu ra cho đội viên của Đề án 500 trí thức trẻ, các cơ quan Trung ương và Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn cụ thể việc quy hoạch, bố trí, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội viên Đề án, trong đó cần có hướng mở nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương về việc bố trí tuyển dụng các đội viên…

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!