Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kết quả triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam tính đến ngày 15/7/2023

Hồng Phúc - 16:30, 16/07/2023

Tính đến ngày 15/7/2023, việc triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể: Kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy để khám chữa bệnh BHYT; tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia; phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử.

Kết quả triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam
Kết quả triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam

Tính đến ngày 15/7/2023, hệ thống đã xác thực được 88.797.864 thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý (trong đó, có hơn 80 triệu người đang tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, chiếm 91% tổng số người tham gia) với CSDL quốc gia về dân cư. Đồng thời, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ 123.866.984 lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.

Triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 97,7% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với 32.585.579 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD thành công phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.

Thực hiện thí điểm 2 TTHC liên thông, tính đến ngày 15/7/2023, BHXH 2 địa phương triển khai làm điểm (Hà Nam và Hà Nội) đã tiếp nhận và giải quyết 45.534 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 1.576 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí được thực hiện qua 2 nhóm DVC liên thông. Với việc thực hiện 1 lần được 3 TTHC, đã giúp tiết kiệm 1,6 tỷ đồng chi phí tuân thủ TTHC cho người dân.

Sáng 21/7/2023, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc học.

Tại Hội nghị, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế; lãnh đạo một số địa phương, BHXH các tỉnh, thành phố, cơ sở y tế đã tham luận đánh giá thêm một số kết quả trong công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của ngành BHXH Việt Nam; đồng thời cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp trong phối hợp, tổ chức thực hiện các công tác này thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh - Trưởng ban Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam nhấn mạnh, trọng tâm việc chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam thời gian qua là việc triển khai Đề án 06. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, đây là là đề án quan trọng, đột phá, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, DN, các cơ quan trung ương, địa phương.

“Qua 1,5 năm triển khai, Đề án đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực, được người dân, DN, các ngành, các cấp thụ hưởng. Đây là tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo. Cùng với cả hệ thống chính trị, toàn ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực, cố gắng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 và các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo Tổ công tác đề án 06 của Chính phủ”- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nói.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tiếp theo, BHXH Việt Nam tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xác thực, chia sẻ, liên thông và hoàn thành tất cả nhiệm vụ, mục tiêu được giao đảm bảo chất lượng và thời gian. Tiếp tục duy trì và mở rộng hạ tầng số, ứng dụng các công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu lớn, đặc biệt chú trọng triển khai các giải pháp bảo đảm anh ninh, an toàn thông tin cho các Hệ thống thông tin Ngành BHXH Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.