Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

BHXH tỉnh Yên Bái: Tích cực triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Công Minh- Vân Khánh - 13:45, 09/12/2022

Nhận thức được tầm quan trọng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

Viên chức BHXH huyện Văn Chấn, Yên Bái cài đặt, hướng dẫn cho người dân sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số.
Viên chức BHXH huyện Văn Chấn, Yên Bái cài đặt, hướng dẫn cho người dân sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số.

Thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã tích cực chỉ đạo việc cập nhật bổ sung số định danh cá nhân (ĐDCN), căn cước công dân (CCCD) của người tham gia trong cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam quản lý và tiếp tục cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số.

Nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai Đề án, BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cập nhật bổ sung ĐDCD/CCCD của người tham gia BHXH, BHYT trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý tập trung; đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trực tiếp, trên trang thông tin điện tử của BHXH tỉnh, qua hệ thống loa phát thanh cơ sở tại xã, phường, thị trấn, trên trang mạng xã hội Facebook, Zalo… để người dân tiếp cận một cách nhanh nhất các nội dung có liên quan đến việc đồng bộ dữ liệu thẻ BHYT vào CSDL Quốc gia về dân cư bao gồm: Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, việc triển khai Đề án số 06. Ngoài ra, BHXH tỉnh cũng tích cực phối hợp với các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh hướng dẫn người bệnh đi KCB BHYT bằng Căn cước công dân có gắn chíp và qua ứng dụng VNEID.

Không những vậy, BHXH tỉnh cũng thực hiện liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp để cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại 100% xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam; từ 01/01/2022 đến ngày 31/10/2022, đã cấp 11.630 thẻ BHYT trẻ em qua liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp.

Với những nỗ lực trên, tính đến nay, toàn tỉnh có 547.466 người có thẻ BHYT được đồng bộ với CSDL quốc gia về Dân cư còn hiệu lực để đi KCB bằng CCCD, trong đó có 38.154/61.654 lượt người sử dụng CCCD gắn chíp thay thẻ BHYT giấy khi đi KCB và có 192/199 Cơ sở KCB BHYT có bệnh nhân đến KCB bằng thẻ CCCD.

Theo lãnh đạo BHXH tỉnh Yên Bái cho biết, việc triển khai thực hiện Đề án 06 được BHXH tỉnh xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung và tại BHXH tỉnh nói riêng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp giao dịch với cơ quan BHXH. Đồng thời, nâng cao hiệu quả xử lý công việc của công chức, viên chức trong đơn vị.

Người dân tích cực tham gia hưởng ứng việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Người dân tích cực tham gia hưởng ứng việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06, trong thời gian tới, BHXH tỉnh Yên Bái tiếp tục phối hợp với các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh triển khai, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận dữ liệu KCB khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

 Ngoài ra, BHYT tỉnh cũng đề nghị Sở Y tế, Công an tỉnh sớm có hướng dẫn các cơ sở y tế, khắc phục tình trạng đầu quét Qrcode khi đọc thông tin Qrcode trên CCCD gắn chíp bị lỗi phông đối với các chữ tiếng Việt có dấu để triển khai có hiệu quả việc sử dụng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT trong thời gian tới.

Đồng thời, để Đề án 06 thực sự đi vào cuộc sống, BHXH tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện triển khai Đề án 06, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tiếp cận và triển khai các tiện ích mà Đề án 06 mang lại. Từ đó, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển chính quyền số, xã hội số trong tương lai.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.