Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Kiên Lương (Kiên Giang) 100% ấp, khu phố có Tổ hòa giải ở cơ sở

Tân Trào - 14:57, 10/12/2022

Xác định công tác hòa giải ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, địa phương thực hiện tốt công tác này.

(CĐ- Bộ Tư Pháp): Kiên Lương (Kiên Giang) 100% ấp, khu phố có Tổ hòa giải ở cơ sở
Thành viên tổ hòa giải ấp Ngã Tư, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương họp thông qua các nội dung cần thực hiện trong vụ việc hòa giải trên địa bàn.

Hiện, 100% ấp, khu phố trên địa bàn huyện Kiên Lương đều có tổ hòa giải ở cơ sở với 44 tổ, 240 hòa giải viên. Hàng năm, các tổ hòa giải đều được kiện toàn theo quy định. Các hòa giải viên được tập huấn nghiệp vụ để vận dụng vào hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Huyện đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên để nâng cao hiệu quả tập huấn. Nội dung bài giảng được ban tổ chức đầu tư xây dựng, sử dụng công nghệ thông tin kết hợp hình ảnh, âm thanh, video, văn bản hướng dẫn để người dự tập huấn dễ tiếp thu, dễ nhớ.

Từ năm 2019 đến nay, các tổ hòa giải ở sơ sở trên địa bàn huyện hòa giải 946 vụ việc, trong đó hòa giải thành 798 vụ, đạt trên 84%. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần giải quyết kịp thời, có hiệu quả những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, tạo mối đoàn kết, thống nhất giữa người dân. Có nơi trong huyện đã hòa giải thành đạt tỷ lệ 100 % vụ việc. Điển hình như Tổ hòa giải Ấp Bãi Chướng, xã Hòn Nghệ. 

"Từ năm 2021 và từ đầu năm 2022 đến nay, tổ hòa giải của ấp đã hòa giải thành 100% vụ việc tiếp nhận. Trong hòa giải, các thành viên tổ hòa giải chủ yếu sử dụng biện pháp tuyên truyền, vận động là chính. Khi có các vụ việc cần hòa giải, tổ phân công thành viên tìm hiểu nội dung vụ việc nhằm có sự chuẩn bị chu đáo nội dung trước cuộc hòa giải. Ngoài dựa trên các quy định của pháp luật và các chính sách liên quan, tổ chú ý giải quyết các vướng mắc, tâm tư, tình cảm của các bên, đảm bảo khách quan, không thiên vị, nhằm hướng các bên thương lượng các vấn đề cần tháo gỡ”, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Bãi Chướng Võ Thị Xuân Huyền cho biết. 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, thời gian tới, huyện Kiên Lương sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác hòa giải. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với công tác hòa giải. Đồng thời, Kiên Lương cũng sẽ thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên. Song song đó, đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.