Danh sách này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022.
Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã kiến nghị đưa huyện đảo Lý Sơn vào diện đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện Lý Sơn là 15,48%.
Năm 2017, 3 xã An Vĩnh, An Hải, An Bình (ba đơn vị cấp xã cũ của huyện Lý Sơn) nằm trong danh sách đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, Lý Sơn xóa bỏ đơn vị hành chính cấp xã, chỉ còn cấp huyện, nên bị cắt các ưu đãi do không thể áp dụng quy định cũ.
Theo bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tuy ngành du lịch đã phát triển nhưng đảo còn nhiều khó khăn, như: nước ngọt khan hiếm; hàng hóa, lương thực đều phải chuyển từ đất liền ra; khi chuyển tuyến để khám chữa bệnh phải đi bằng tàu thủy; hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư đầy đủ...
Khi trở thành vùng đặc biệt khó khăn, địa phương được hưởng nhiều chính sách ưu đãi; cán bộ, công chức, giáo viên thêm phụ cấp; học sinh được cộng điểm khi thi, xét tuyển. Huyện đảo cũng được ưu tiên đầu tư về hạ tầng, giao thông...
Lý Sơn cách đất liền 15 hải lý, khoảng 30-45 phút đi tàu cao tốc, dân số khoảng 22.000 người. Hơn hai năm qua COVID-19 làm đời sống của người dân trên đảo khó khăn vì du lịch lao dốc
Cũng theo Quyết định trên, Quảng Ngãi có 2 huyện nghèo gồm Trà Bồng, Sơn Tây.
Hiện, cả nước có 54 xã vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn, thuộc 12 tỉnh và 74 huyện nghèo thuộc 36 tỉnh.
Đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị gần 30km, còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ. Do được hình thành bởi hoạt động kiến tạo từ phun trào của núi lửa nên đảo có giá trị về địa chất và sinh thái, cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bải tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò, điệp, cát...
Với diện tích khoảng 2,3 km², trong đó hơn 70% là diện tích rừng nguyên sinh, đảo Cồn Cỏ là một số ít nơi tại Việt Nam còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng được gìn giữ gần như nguyên vẹn.