Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Châu Thành (Sóc Trăng): Làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở trong vùng đồng bào DTTS

Tân Trào - 15:22, 06/12/2022

Huyện Châu Thành có 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống với hơn 102.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc Khmer chiếm 47,84% dân số toàn huyện. Trước đây, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp thường xuyên xảy ra, nhưng nay đã giảm dần theo từng năm. Có được kết quả đó là nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.


Ông Võ Văn Hớn (bên phải) Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Trà Quýt A, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành trao đổi về công tác hòa giải của Ấp trong thời gian qua.
Ông Võ Văn Hớn (bên phải) Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Trà Quýt A, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành trao đổi về công tác hòa giải của Ấp trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Phòng Tư pháp huyện Châu Thành, trong giai đoạn 2019 - 2022, số vụ, việc dân sự thụ lý tại Tòa án là 664 vụ; đã giải quyết 609 vụ, việc, trong đó, tranh chấp tài sản có giá trị lớn, tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở là 183 vụ, việc. Số vụ, việc mâu thuẫn phức tạp, tranh chấp tài sản có giá trị lớn, tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở tăng 95 vụ, việc so với giai đoạn 2015 - 2018.

Tính đến thời điểm này, huyện Châu Thành đã củng cố được 56 tổ/56 ấp, với số lượng là 315 hòa giải viên, cơ cấu mỗi tổ hòa giải từ 3 đến 7 thành viên, số lượng tổ hòa giải phù hợp với từng địa bàn dân cư. Nhờ có các tổ hòa giải mà số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện được hạn chế rất nhiều; nhiều cuộc hòa giải không chỉ đem lại cái lý, cái tình hàng xóm, tình nghĩa gia đình, anh em mà còn mang lại sự đoàn kết của bà con trong xóm.

Để đạt được những kết quả trong công tác hòa giải ở cơ sở là nhờ sự quan tâm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Sở Tư pháp, sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành, các cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc... Nhờ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật; giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.

Trong thời gian tới, huyện Châu Thành sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác này. Chú trọng nâng cao hơn nữa năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở về cả kiến thức lẫn kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp…”.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.