Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Phát huy vai trò của cơ quan Tư pháp trong hòa giải ở cơ sở

Thanh Hoài - 10:50, 07/12/2022

Nhằm thực hiện tốt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 23/7/2019 của UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Ba Vì đã chủ động, quan tâm công tác xây dựng, ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án, đề nghị UBND các xã, thị trấn rà soát và kiện toàn đội ngũ hòa giải tại cơ sở.

Huyện Ba Vì đã chủ động, quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019-2022”
Huyện Ba Vì đã chủ động, quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019-2022”

Theo báo cáo của Phòng Tư pháp huyện Ba Vì, tính đến tháng 10/2022, trên địa bàn huyện có 208 tổ hòa giải với 1.583 hòa giải viên. Thành phần gồm đủ các thành viên của Ban Mặt trận tổ quốc thôn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Cơ bản các hòa giải viên đều là Người có uy tín, có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm hoà giải vụ việc.

UBND huyện Ba Vì đã xây dựng được mục tuyên truyền PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử huyện Ba Vì để đăng các thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật và các thông tin về hòa giải cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm văn hóa và thể thao huyện Ba Vì, chọn các bài viết, xây dựng tin bài có nội dung về pháp luật hòa giải ở cơ sở tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn.

Năm 2021, UBND huyện đã triển khai cấp phát tài liệu với hơn 4.500 tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở theo Đề án “Năng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2018-2021” tại các xã trên địa bàn huyện Ba Vì để nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn.

Đến nay, 100% các tổ hòa giải được kiện toàn, bổ sung đủ số lượng thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. 100% hòa giải viên ở cơ sở được tham gia tập huấn kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành. 100% tổ trưởng Tổ hòa giải trên địa bàn được phát miễn phí báo Pháp luật và Xã hội tuy nhiên, số lượng báo được nhận chưa đều theo quý. 31/208 tổ hòa giải trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn “tổ hòa giải 5 tốt”.

Ông Nguyễn Thành Sơn, Trưởng phòng Tư pháp huyện Ba Vì cho biết, trong giai đoạn từ 2019-2022, trên địa bàn huyện đã xảy ra 984 vụ việc tranh chấp, chủ yếu liên quan tới đất đai; đã hòa giải thành 755 vụ. Đa số các sự việc xảy ra tại địa phương đều được hòa giải thành công.

Thời gian tới, để công tác hòa giải đạt kết quả tốt hơn nữa, UBND huyện Ba Vì sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là trong việc phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên cùng cấp của Mặt trận để thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.