Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hương ước góp phần giảm tình trạng tảo hôn ở Đắk Drông

Lê Hường - Phạm Trọng - 16:12, 23/06/2023

Những năm qua, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, việc đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước thôn và làm tiêu chí xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đang phát huy tác dụng.

Kết hôn sớm, sinh đông con khiến nhiều gia đình đồng bào DTTS ở xã Đắk Drông rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo
Kết hôn sớm, sinh nhiều con đang khiến nhiều gia đình đồng bào DTTS ở xã Đắk Drông rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo

Thôn 20, xã Đắk Drông hiện có 441 hộ, với 2.473 nhân khẩu, chủ yếu đồng bào DTTS di cư từ các tỉnh phía Bắc đến định cư, sinh sống. Những năm trước, ở thôn 20 xã Đắk Drông này, thiếu niên ở độ tuổi 14 - 15 đã lấy vợ, lấy chồng diễn ra phổ biến. Nhiều em đang cắp sách đến trường cũng bỏ ngang việc học để lập gia đình, nên không hiếm những cặp vợ chồng tuổi mười tám đôi mươi đã có con bồng con bế. Nhưng bây giờ, nhận thức của người dân đã thay đổi, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể. Tính từ năm 2022 đến nay, thôn 20 chỉ còn 2 trường hợp tảo hôn.

Theo chị Hạ Thị Mã, cộng tác viên dân số thôn 20, những năm qua, Ban Công tác Mặt trận thôn 20 đã phối hợp lồng ghép tuyên truyền các quy định của Nhà nước về chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể, các trường học và Người có uy tín trong thôn đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nhất là đồng bào DTTS về vấn đề hôn nhân, gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và kết hôn nhân cận huyết thống. Song song với đó, còn kết hợp những biện pháp răn đe, xử phạt đối với những trường hợp cố tình vi phạm. 

Có những trường hợp có ý định kết hôn khi chưa đủ tuổi nhưng được vận động họ đã đồng ý hoãn đến khi đủ tuổi. Nh đó, nhận thức của bà con về tảo hôn đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đây", chị Mã cho biết thêm.

Qua tìm hiểu được biết, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Đắk Drông tập trung ở 3 thôn gồm thôn 15, 19, 20. Tuy nhiên, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị địa phương và ngành dân số ở xã Đắk Drông bằng các biện pháp tuyên truyền vừa khéo léo, vừa quyết liệt răn đe, xử phạt, phần nào kiềm chế được tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Thay đổi nếp nghĩ, người dân xã Đắk Drông từng bước phát triển kinh tế
Người dân xã Đắk Drông đang tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ông Nông Văn Long - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đắk Drông cho biết thêm: Từ năm 2015 đến nay, cấp ủy, chính quyền xã Đắk Drông cũng đã xây dựng các mô hình hỗ trợ pháp lý ban đầu tại cộng đồng nhằm hỗ trợ kiến thức pháp luật, hôn nhân, DS-KHHGĐ ngay tại thôn, bon; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ cơ sở; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. Xã còn tổ chức cho các ông mai, bà mối ký cam kết không mai mối, không làm lễ cho các cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Đồng thời, các gia đình có con từ 12 tuổi trở lên phải ký cam kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Riêng đối với ban tự quản các thôn, bon, xã đề nghị đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, quy định người dân không giúp việc, không dự, không tặng quà cho đám cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước của thôn. Nhờ vậy đến nay, nạn tảo hôn đã giảm đáng kể và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.