Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học cho bò hiệu quả nhất

Như Ý - 10:34, 16/12/2021

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho bò nuôi thịt, vỗ béo hiện đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của đông đảo bà con. Khi mà giải pháp chăn nuôi theo hướng sinh học an toàn ngày càng khẳng định lợi ích vượt trội. Góp phần thúc đẩy vật nuôi sinh trưởng tốt, chất lượng thành phẩm cao và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Sau đây là cách làm đệm lót sinh học cho bò hiệu quả nhất mời bà con tham khảo.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò được làm đơn giản từ các nguyên liệu sẵn có kết hợp với chế phẩm vi sinh, chi phí thấp, khu vực chuồng không phát sinh mùi hôi thối của phân và tiết kiệm được công sức lao động
Đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò được làm đơn giản từ các nguyên liệu sẵn có kết hợp với chế phẩm vi sinh, chi phí thấp, khu vực chuồng không phát sinh mùi hôi thối của phân và tiết kiệm được công sức lao động

Chuẩn bị nền chuồng và nguyên liệu

Nền chuồng làm đệm lót nên là nền đất. Trường hợp nền xi măng cần đục lỗ hoặc đào rãnh để thoát nước (mỗi lỗ rộng khoảng 4cm2, khoảng cách 2 lỗ là 30cm).

Nguyên liệu làm đệm lót cho bò theo diện tích 20m2, bao gồm: Mùn cưa (lõi ngô nghiền) chiếm 70%, xơ dừa (trấu) chiếm 30%. Khối lượng đủ cho độ dày 40cm. Bên cạnh đó là 1-2kg chế phảm đệm lót sinh học.

Các bước tiến hành làm đệm lót sinh học cho bò

Rải lớp mùn cưa/trấu dày 10-15 cm.Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30% (bốc một nắm mùn cưa/trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được/ quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được). Cần chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa/trấu ẩm đều và làm phẳng mặt. 

Sau đó chia đều lượng men BIO-GREEN rắc trực tiếp lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 30-40cm. Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót. Khoảng 5 ngày sau thả bò vào. Sau thả bò vào nuôi tầm 5-10 ngày đầu rắc 0.5kg BIO-GREEN lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền

Bảo dưỡng đệm lót sinh học cho bò: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg gói men BIO-GREEN lại 1 lần đối với Bò trọng lượng ≤ 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg BIO-GREEN lại 1 lần đối với Bò trọng lượng ≥ 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.

Lưu ý:

Trước khi thả Bò vào chuồng nhặt phân Bò có sẵn bỏ vào rải rác một sốnơi trên đệm lót để không tạo cho Bò có thói quen thải phân một chỗ.

 Mật độ nuôi: Bò lớn: 1 con/1,2-1,5 m2; Bò nhỏ: 1 con/ 0,8 – 1 m2(Mùa đông 1 con 0.5 – 0.6 m2). Qua các nghiên cứu cho thấy, với mậtđộ này sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.