Tiêu chảy do thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân: Do nguồn thực phẩm, thức ăn thiếu dinh dưỡng, đồ ăn bị ôi thiêu, nấm mốc…
Triệu chứng: Heo nôn mửa, đi ngoài thối, biểu hiện đau, khó chịu,…
Cách điều trị: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, xem lại khẩu phần thức ăn, cho dùng một số thuốc kháng sinh để giảm bệnh.
Tiêu chảy phân trắng
Nguyên nhân: Bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa.
Triệu chứng: Phân heo thường có màu trắng hoặc vàng xám sền xệt, lỏng, heo thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3 lần). Da heo nhăn nheo, lông dựng xù lên, mắt trũng, heo bỏ bú nằm run rẩy. Phải điều trị sớm nếu kéo dài quá 5 ngày heo dễ chết và lây bệnh.
Điều trị:
Cần đảm bảo nhiệt độ cho heo trung hòa, chuồng trại thoáng mát, sách sẽ. Cho heo uống hoặc tiêm một số thuốc kháng sinh như: Chloramphenicol, Tetracyclin, Septotryl,…Nếu heo bị nặng có thể dùng thêm chế phẩm: Bcomplex C pha với Glucose 5%. Cho heo uống nước ép hạt điều tỷ lệ ½ thìa hạt điều/ 1 con/ 1 lần. Nếu bệnh nặng uống 4 tiếng 1 lần; heo con điều trị nên được cách ly để không lây lan bệnh.
Phó thương hàn
Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, có khả năng lây nhiễm cao.
Triệu chứng: Heo con bỏ ăn, sốt, xuất hiện các đốm tím sẫm trên da, tiểu ít, phân lỏng có màu xanh, heo nôn mửa, mệt mỏi.
Điều trị: Sử dụng một số thuốc sau để điều trị như: Tetracyclin, Tylo PC, Chloramphenicol. Có thể cho heo uống thêm nước hạt điều hoặc lá chát để cầm tiêu chảy.
Hồng lị
Nguyên nhân: Thường do ruồi, muỗi, chuột,… gây ra; bệnh thường xảy ra trên diện rộng.
Triệu chứng: Heo con bị tiêu chảy nặng, gầy còm, lưng cong, sốt, bụng thóp, phân lỏng kèm dịch nhầy và máu, đi tiểu nhiều lần.
Cách điều trị: Cho heo dùng một số loại thuốc kháng sinh như: Sedecamycin, Tiamulin, Meccadox,…
Heo con ở độ tuổi còn nhỏ thường rất dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, vì thế bà con cần phải chú ý quan sát theo dõi đàn heo mỗi ngày để kịp thời nhận biết và phát hiện các triệu chứng bệnh./.