Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hùng vĩ con đèo 7 tầng đẹp nhất tỉnh Cao Bằng

Lam Anh (t/h) - 14:38, 04/05/2022

Đèo Mã Phục (xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) là một trong những con đèo đẹp nhất nằm trên quốc lộ 3 và là một điểm dừng chân khiến du khách không khỏi trầm trồ trên hành trình chinh phục vùng núi Đông Bắc.

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng

Đèo Mã Phục là ranh giới giữa hai huyện Hòa An và Trà Lĩnh, nằm cách thành phố Cao Bằng 22 km. Đèo Mã Phục dài 3,5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển, uốn lượn quanh co 7 tầng dốc giữa hai dãy núi đá vôi cao hướng mặt về nhau tựa như hình ảnh hai con ngựa đang phủ phục. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất Cao Bằng và nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đặc biệt, đây là điểm di sản địa chất độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận.

Để chinh phục đèo Mã Phục, bạn cần trải qua 7 tầng dốc xoáy với nhiều đoạn gấp khúc, uốn lượt theo sườn núi đá. Chơi vơi giữa một bên là núi một bên là vực sâu không khỏi mang đến cảm giác kích thích cho các tay lái ưa mạo hiểm.

Chính độ hiểm trở tạo nên nét kỳ thú có một không hai ở đây. Ai lên đèo cũng đều biết tới chuyện tráng sĩ Nùng Trí Cao - một con người thuộc về lịch sử và huyền thoại của dân tộc Nùng nơi biên cương hùng vĩ này.

du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên thơ mộng với khí hậu mát mẻ, bầu không khí vô cùng yên tĩnh không khói bụi, không ồn à
Đứng ngắm hoàng hôn ở đây, du khách sẽ được tận hưởng bức tranh thiên nhiên thơ mộng với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. .

Vượt đèo Mã Phục, du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ vừa nên thơ mà lại rất đỗi bình dị với những ngọn núi nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp.

Hành trình du lịch Cao Bằng không chỉ gây ấn tượng bởi cảnh đẹp ở đèo Mã Phục còn cuốn hút mọi người bằng nhiều câu chuyện huyền thoại. Đặc biệt là câu chuyện về người Anh hùng dân tộc Tày Nùng Chí Cao. Vào những năm của thế kỷ thứ XI, người Anh hùng theo cha Nùng Tồn Phúc khởi loạn xưng vua vào năm 1038. Sau khi bị triều Lý đánh tan, vua Lý Thái Tông nhận thấy Nùng Chí Cao là một người tài giỏi nên không giết mà phong hầu cho trấn giữ vùng biên giới.

Về sau, Nùng Chí Cao một lần nữa nổi dậy chiếm vùng Tây Bắc. Sau khi thế lực mạnh dần đã đánh sang nhà Tống chiếm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Tuy nhiên, sau 3 năm xưng vương, Nùng Chí Cao đã bị nhà Tống tiêu diệt. Chuyện kể rằng, sau trận đánh, cả người và ngựa đã thấm mệt và gục xuống tại đèo Mã Phục. Và cái tên Mã Phục (ngựa quỳ) cũng được bắt nguồn từ đó.

Mỗi mùa, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp riêng. Đến với Mã Phục vào mùa xuân, du khách được chiêm ngưỡng một màu xanh trải dài của những cánh đồng ngô, đồng lúa xanh mướt. Đến với Mã Phục vào cuối thu, đầu đông, du khách lại được ngắm nhìn những vạt hoa tam giác mạch khoe sắc bình dị.

Đèo Mã Phục có nhiều ngọn núi nối tiếp nhau, cao thấp nhấp nhô khiến khung cảnh trở nên kỳ vĩ mà nên thơ.
Đèo Mã Phục có nhiều ngọn núi nối tiếp nhau, cao thấp nhấp nhô khiến khung cảnh trở nên kỳ vĩ, nên thơ.

Ở mỗi thời điểm trong ngày, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp khác nhau. Dù giữa mùa hè, nhưng nếu qua đèo vào sáng sớm hay khi nắng tắt, đỉnh đèo xuất hiện màn sương mù bảng lảng, phong cảnh trở nên nguyên sơ, huyền ảo. Đến khi sương tan, trời bừng sáng, đám mây trắng nổi bật trên nền trời xanh, cảm giác mọi vật trở nên tràn đầy sức sống, gió xôn xao đem lại cảm giác mát lành.

Những chàng trai, cô gái được dịp vào cuộc hát Sli trong sương bay. Những gương mặt đẹp như hoa của các cô gái làm sáng bừng trên đỉnh đèo. Dừng lại bên chợ là những chuyến xe chở hàng hay du khách đi qua. Nhiều người xì xụp với những bát cháo ngô, hay xuýt xoa với những viên hạt dẻ nướng thơm bỏng môi.

Nhộn nhịp chợ phiên miền non nước Cao Bằng.
Nhộn nhịp chợ phiên miền non nước Cao Bằng.

Giờ đây, tại đèo Mã Phục, ngoài những chuyến xe tấp nập ngược xuôi, còn đó là những phiên chợ họp ngay trên đỉnh đèo. Cứ 5 ngày một phiên và vào mùng 3, mùng 8 hàng tháng, những người Nùng, Tày, Dao từ các bản làng xa xôi lại vượt núi, gánh hàng lên họp mặt. Một thú chơi chợ rất "Cao Bằng". Nào hạt dẻ từ Trùng Khánh lên. Nào dao cuốc, xẻng từ Quảng Uyên về. Gà lợn, măng tươi từ 5 huyện đưa tới. Nhất là thịt bò tươi từ hai xã bên đèo cao… Một điều đặc biệt khi đến với đèo Mã Phục, du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét đặc sắc của chợ phiên vùng quê và thưởng thức đặc sản của địa phương. Một trong những đặc sản nổi bật nhất tại chợ phiên này và luôn được du khách ưa thích chọn về làm quà, đó chính là thịt bò.

Những câu hát Sli của đồng bào Nùng như níu chân du khách.
Những câu hát Sli của đồng bào Nùng như níu chân du khách.

Đến với đèo Mã Phục để được ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú, tham gia chợ phiên trên đỉnh đèo và mua đặc sản ngay tại chợ về làm quà chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá mảnh đất Cao Bằng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.