Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

HTX Saemaul Tân Lập 2 với mô hình sản xuất mới

PV - 08:27, 27/02/2018

Anh Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) giới thiệu, HTX Saemaul Tân Lập 2 triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất-kinh doanh mới. Đây là đơn vị kinh tế tập thể đầu tiên của huyện thực hiện thí điểm quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trong vụ đông xuân 2017-2018. Kết quả hoạt động của HTX tích cực góp phần cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019.

Anh Đỗ Tiến Cao xử lý lúa giống OM 4900 gieo trồng vụ đông xuân 2017-2018 theo quy trình VietGAP. Anh Đỗ Tiến Cao xử lý lúa giống OM 4900 gieo trồng vụ đông xuân 2017-2018 theo quy trình VietGAP.

 

Đến với cánh đồng thôn Tân Lập 2, chúng tôi gặp nông dân tập trung ra đồng xuống giống lúa vụ đông xuân với diện tích 400ha. Anh Đỗ Tiến Cao, Trưởng Ban quản lý thôn, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Seamaul Tân Lập 2 đang ngâm lúa giống OM 4900 cấp nguyên chủng do Công ty CP giống cây trồng Nha Hố cung ứng. Đây là giống lúa hạt dài có thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, thâm canh tốt có thể đạt năng suất 7-8 tấn/ha. Anh Cao cho biết: HTX có 220 hộ thành viên được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 9/2017 đến nay.

Nông dân làm ruộng chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Sông Pha nên bà con có nhiều lúa nhưng thiếu tiền tiêu dùng vì giá lúa thương phẩm chỉ dao động ở mức 5.200-5500 đồng/kg. Được sự hỗ trợ của Đoàn tình nguyện viên Saemaul Hàn Quốc, HTX triển khai thực hiện thí điểm Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) với diện tích 5 sào lúa tại khu vực Vườn ươm. HTX hợp đồng Công ty CP chứng nhận Globalcert (Đà Nẵng) hướng dẫn quy trình sản xuất lúa và kiểm định chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn VietGAP. Công ty cử chuyên gia về Tân Lập 2 tập huấn quy trình canh tác, lấy mẫu đất và nguồn nước tưới kiểm tra thành phần hóa học.

Trong vụ hè thu 2017, thôn Tân Lập 2 có một số hộ sản xuất thử nghiệm lúa sạch giống OM 4900 áp dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” vào canh tác. Nông dân không sử dụng hóa chất từ khâu xử lý giống đến làm cỏ thủ công, phòng trừ sâu bệnh hại bằng chế phẩm sinh học. Bà con thu hoạch năng suất đạt 5-6 tạ/sào, giá lúa thương phẩm 9.000 đồng/kg, cao hơn 4.000 đồng/kg so với lúa sản xuất đại trà. Nông dân sản xuất lúa sạch có thu nhập bình quân tăng thêm 2 triệu đồng/sào.

Dự án Seamaul Hàn Quốc vừa hỗ trợ Tân Lập 2 xây dựng đưa vào hoạt động hai lò sấy lúa sử dụng trấu làm chất đốt có công suất 20 tấn/ca và nhà kho rộng 260m2 có sức chứa khoảng 1.000 tấn lúa. Trong năm 2018, Dự án Saemaul hỗ trợ xây dựng nhà máy xay xát gạo công nghệ hiện đại tạo cơ sở cho HTX Seamaul Tân Lập 2 sản xuất lúa VietGAP và chế biến gạo thơm chất lượng cao theo hướng bền vững, nâng cao chuỗi giá trị nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.

Anh Đỗ Tiến Cao được thăm quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến và xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Geongsangbuk, Hàn Quốc. Anh cho biết, việc triển khai Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt giúp nông dân ứng dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học vào canh tác; hình thành thói quen theo dõi, ghi chép nhật ký mùa vụ đối với cây lúa. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh làm sạch đồng ruộng, không sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác. Cấp ủy chi bộ thôn Tân Lập 2 và tập thể Hội đồng quản trị HTX quyết tâm thực hiện thành công quy trình sản xuất lúa VietGAP. Mục tiêu đến năm 2020, HTX phấn đấu mở rộng diện tích trồng lúa theo quy trình VietGAP lên 70ha, sản lượng ước đạt trên 1.200 tấn/năm. Đồng thời, tiến tới xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gạo thơm VietGAP HTX Seamaul Tân Lập 2.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.