Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Họp báo về tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Hồng Phúc - 06:07, 18/11/2023

Từ ngày 22 đến ngày 26/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, TP. Hà Nội, tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 sẽ được tổ chức.

Nhiều hoạt động trong tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc
Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc

Ngày 17/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp Ban tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2023”. Ông Trịnh Ngọc Chung - Quyền Trưởng Ban Quản lý Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội và bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội đồng chủ trì cuộc họp.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Chương trình được tổ chức nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; đồng thời tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 93 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

Ông Trịnh Ngọc Chung - Quyền Trưởng Ban Quản lý Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chia sẻ, tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 có nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 và Ngày hội trình diễn cây nêu, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, năm 2023; Triển lãm “ Sắc màu các dân tộc Việt Nam” với 160 tác phẩm nhiếp ảnh về 54 dân tộc Việt Nam thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023”.

Hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023.
Hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023.

Hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai… sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

Trong khuôn khổ Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, các nghi lễ đặc biệt từ đồng bào DTTS sẽ được trình diễn, trong đó có Lễ Cấp sắc (lẩu pụt); hát Sli của đồng bào dân tộc Nùng ở Bắc Kạn. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Cùng với đó, đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tái hiện Lễ hội Pôồn Pôông (lễ hội thưởng hoa), giới thiệu nét đẹp trang phục Mường và một số nét văn hóa diễn xướng, ẩm thực, trò chơi dân gian đặc trưng.

Chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhờ đó, tăng cường việc kế thừa, thực hành văn hóa để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽ có Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc; giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây nêu; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; chế biến và giới thiệu ẩm thực địa phương…

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.