Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 50 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư vùng miền núi Quảng Nam

Thúy Hằng - 15:00, 23/12/2022

Năm 2022, tổng kế hoạch vốn bố trí thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam là 50,235 tỷ đồng.

Khu tái định cư Trà Leng, huyện Nam Trà My được xây dựng cho gần 40 hộ gia đình người Bh'noong sau thiên tai sạt núi
Khu tái định cư Trà Leng, huyện Nam Trà My được xây dựng cho gần 40 hộ gia đình người Bh'noong sau thiên tai sạt núi

Từ nguồn kinh phí được phân bổ, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương liên quan triển khai hỗ trợ sắp xếp dân cư cho 345 hộ/kế hoạch 595 hộ và 3 hộ di dời chỉnh trang tại chỗ, gồm 154 hộ xen ghép và 171 hộ tập trung, trong đó có 325 hộ di dời khẩn cấp do thiên tai. Một số huyện có tỷ lệ thực hiện/kế hoạch mức khá trở lên, như: Nam Trà My (74%), Nam Giang (89,2%), Đông Giang (89,6%), Bắc Trà My (93,6%), Hiệp Đức (78,5%), Tiên Phước (78%). Dự kiến cuối năm 2022 sẽ hoàn thành 95% kế hoạch vốn được giao.

Hiện nay, có nhiều trường hợp các hộ dân đã thực hiện hỗ trợ sắp xếp dân cư theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND, Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND nhưng có nguy cơ sạt lở. Theo thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương rà soát lập danh sách các hộ dân thuộc đối tượng này để phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nghiên cứu sử dụng các Quỹ do Ủy ban MTTQ Việt Nam quản lý hoặc nguồn phòng chống thiên tai để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ dân di nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân trong mùa mưa bão.

Cùng với đó, Sở NN&PTNT Quảng Nam đã triển khai rà soát quy hoạch các điểm tái định cư phòng chống thiên tai miền núi giai đoạn 2022 - 2025, tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn cập nhật kết quả vào Đề án Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có công văn yêu cầu UBND các huyện miền núi tiếp tục kiểm tra, rà soát và đề xuất quy hoạch các điểm tái định cư phòng chống thiên tai trên địa bàn bảo đảm khả thi, ổn định bền vững lâu dài và phù hợp với thực tế từng địa phương báo cáo về Sở NN&PTNT để kịp thời tổng hợp, cập nhật vào Quy hoạch tỉnh.

Ngoài ra, từ nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư, tỉnh Quảng Nam đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng Điểm định canh định cư tập trung tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng; điểm định canh định cư tập trung tại xã Ba, huyện Đông Giang với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Đồng thời triển khai 1 dự án khởi công mới: Ổn định đời sống và sản xuất người dân vùng tái định cư thủy điện Sông Bung 4 với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.