Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hội thảo về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

PV - 11:28, 12/04/2021

Sáng 12/4, tại TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Hội nghị-Hội thảo về thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Tham dự sự kiện này có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và khoảng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, cán bộ chuyên môn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Quảng Ngãi, Phú Yên; các nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Lê Xuân Hoan, Linh Nga Niê Kdăm và nhiều nghệ nhân ưu tú…

Nội dung cốt lõi của Hội nghị-Hội thảo là sau 15 năm được UNESCO công nhận, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang tồn tại như thế nào; những mặt được và chưa được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này.

Tham dự hội thảo, ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định những thành tựu mà Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng như các tỉnh trong khu vực đạt được trong bảo tồn, phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tuy nhiên, những tồn tại cũng còn không ít. Bộ chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể; các tỉnh cũng chưa dành nhiều nguồn lực cho không gian văn hóa cồng chiêng.

Ông Trần Ngọc Nhung đề nghị trong thời gian tới, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Cục Di sản văn hóa làm đầu mối, tham mưu cho Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho văn hóa nói chung, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng./.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.