Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, cách viết, tên gọi dân tộc Hmông

Trọng Bảo - 17:26, 12/08/2021

Ngày 12/8, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo sửa đổi cách viết, tên gọi dân tộc Hmông. Dự Hội thảo có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật, Phòng Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố và đại diện Người có uy tín, tri thức am hiểu lịch sử truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Hmông.

Trưởng Ban Dân tộc Lào Cai Nông Đức Ngọc phát biểu tại Hội thảo
Trưởng Ban Dân tộc Lào Cai Nông Đức Ngọc phát biểu tại Hội thảo

Dân tộc Hmông sinh sống trên địa bàn tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai. Theo số liệu điều tra năm 2019, tỉnh Lào Cai hiện có trên 34 nghìn hộ với hơn 183 nghìn nhân khẩu là người Hmông (chiếm 24,96% dân số toàn tỉnh). Dân tộc Hmông có 04 nhóm nhánh chính là Hmông hoa, Hmông trắng, Hmông đen, Hmông xanh. Mặc dù chia thành nhiều nhánh khác nhau nhưng cơ bản có sự giống nhau về trang phục, tiếng nói, phong tục tập quán… Năm 2021, dân tộc Hmông được phê duyệt là dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định 1227/QĐ-TTg ngày 14/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/03/1979 của Tổng cục Thống kê về Ban hành Danh mục các DTTS Việt Nam, tên gọi Hmông mã số dân tộc 08. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các địa phương trong tỉnh Lào Cai có sự khác nhau về cách viết: Hmông, H’mông, Mông. Chính vì vậy, việc đề xuất thống nhất tên gọi và viết dân tộc Hmông vào danh mục các dân tộc Việt Nam là hết sức cần thiết, khắc phục những bất cập, phù hợp với chủ trương của Đảng, Hiến pháp, chính sách, Pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc hiện hành…

Từ năm 1978 trở trước về các văn bản, sách báo đều ghi là dân tộc Mèo, đây là cách gọi lệch âm từ “Mẹo”, Meo hay Miêu của các nước láng giềng và các dân tộc anh em khác. Tại Hội nghị cốt cán dân tộc Hmông năm 1978 đã chính thức gọi tên dân tộc Mông; đến năm 1979 gọi là Hmông (Theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/03/1979 của Tổng cục Thống kê về Ban hành Danh mục các DTTS Việt Nam). Như vậy, cách viết và đọc như trên sẽ dẫn đến hiểu là có 03 dân tộc khác nhau (Hmông, H’mông, Mông); đòi hỏi cần có sự thống nhất và đúng trong cách gọi, cách viết.

Các đại biểu tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến tại Hội thảo
Các đại biểu tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến thêm về phong tục, tập quán, tên gọi dân tộc Hmông trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua. Qua đó, đề nghị các cơ quan ban ngành hữu quan cần có sự thống nhất trong cách viết, cách gọi dân tộc Hmông. Quan trọng hơn, cách viết cách gọi phải xuất phát từ chính mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện các thủ tục hành chính… Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí đề xuất nên viết là “Hmôngz” và đọc là “Mông”.

Tất cả những ý kiến tham gia đóng góp, phân tích của các đại biểu tham dự hội thảo sẽ được Ban Dân tộc Lào Cai tổng hợp gửi UBND tỉnh Lào Cai để báo cáo Ủy ban Dân tộc trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.