Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hội thảo khoa học bảo tồn ngôn ngữ các DTTS tỉnh Bắc Giang

Trí Phương - 16:39, 04/08/2023

Ngày 4/8, tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo khoa học bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Theo kết quả điều tra năm 2019, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 1,8 triệu người, trong đó người DTTS chiếm 14,2% nhưng chỉ có 1% nói được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ các DTTS là vấn đề rất cấp thiết.

Đề án “Bảo tồn, phát huy tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” xác định mục tiêu đến năm 2026 nâng tỷ lệ người DTTS nói được tiếng dân tộc lên 10% (chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay, Dao); tập trung ở 73 xã vùng đồng bào DTTS thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang Vi Thanh Quyền cho biết, hiện Ban Dân tộc tỉnh đã hoàn thành dự thảo dự kiến trình UBND tỉnh trong tháng 9/2023. Để tiếp tục hoàn thiện Đề án, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo này nhằm trao đổi, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, những người có chuyên môn về công tác bảo tồn ngôn ngữ các DTTS.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến ngay tại Hội thảo
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao việc nhóm biên soạn của Đề án sẽ xây dựng bộ tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khắc phục khó khăn về thiếu tài liệu, nội dung giảng dạy đơn giản. Cũng có nhiều ý kiến tham gia về việc lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, người có chuyên môn ở Trung ương và địa phương khác để tham khảo; đề nghị các cấp, ngành và mỗi địa phương quan tâm xây dựng cơ chế hỗ trợ, đầu tư ngân sách, tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy tiếng DTTS...

Các đại biểu cũng đề nghị, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy; tổ chức hội thi hùng biện bằng tiếng dân tộc; tạo môi trường để người DTTS được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thường xuyên...

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận