Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hồi sinh sau lũ

Trọng bảo - 10:20, 22/11/2019

Cách đây tròn 1 năm, trận lũ kinh hoàng đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay của cộng đồng, giờ đây Nghĩa Đô đang dần hồi sinh. Những cánh đồng bị đất đá vùi lấp nay bát ngát màu xanh của ngô, khoai, dâu…

Người dân bản Lằng và bản Đáp vẫn phải đi lại qua chiếc cầu tre tạm bợ rất nguy hiểm
Người dân bản Lằng và bản Đáp vẫn phải đi lại qua chiếc cầu tre tạm bợ rất nguy hiểm

Đêm về sáng ngày 22/10/2018, mưa lớn gây lũ ống trên suối Nậm Luông chảy qua xã Nghĩa Đô gây thiệt hại lớn về nhà ở, tài sản, hoa màu của người dân địa phương. Ước tổng thiệt hại khoảng hơn 5 tỷ đồng; theo người dân địa phương, đây là trận lũ ống bất thường có cường độ mạnh nhất xảy ra ở Nghĩa Đô trong nhiều năm qua.

Ngay sau khi cơn lũ đi qua, không chờ đợi Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân vùng lũ đã chủ động bắt tay ngay vào khôi phục sản xuất. Ở bản Nà Đình, người dân đổi công giúp nhau sửa chữa, dựng lại nhà cửa. Tại bản Lằng nơi bị thiệt hại nặng nề nhất, những chiếc máy xúc được người dân thuê về hoạt động liên tục để giải phóng lớp cát phủ dày cả mét. 

Ông Lương Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: Với những diện tích lúa chỉ bị ngập lụt thì tiếp tục sản xuất lúa; còn diện tích bị cát vùi lấp quá dày xã chỉ đạo hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Vụ Đông năm 2018 ghi nhận, diện tích rau màu tăng cao nhất từ trước đến nay ở Nghĩa Đô. Những ruộng ngô, khoai tây phủ xanh cánh đồng không những bù đắp lại sản lượng lương thực bị mất trắng do lũ mà còn tăng thu nhập cho nông dân. 

“Chúng tôi đã lồng ghép các chương trình, dự án được Nhà nước đầu tư. Chúng tôi chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động người dân chuyển hẳn những chân ruộng bị cát vùi lấp sang trồng dâu tằm. Bước đầu, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả, giúp cho bà con thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với trồng ngô, lúa”, ông Quân cho biết thêm.

Cũng theo Phó Chủ tịch xã Nghĩa Đô, cùng với việc khôi phục sản xuất, xã đã tập trung sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do trận lũ gây ra. Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn các công trình hạ tầng hiện vẫn còn rất ngổn ngang. Cụ thể, Tỉnh lộ 153 nối trung tâm xã với nhiều thôn, bản bên kia suối Nậm Luông và xã Tân Tiến vẫn bị chia cắt. Tại vị trí cây cầu bản Lằng bị lũ cuốn trôi, hiện gần 100 hộ dân bản Lằng và bản Đáp vẫn phải liều mình qua lại trên chiếc cầu ghép bằng tre ọp ẹp có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào nếu có mưa lũ xảy ra… 

Việc giao thông đi lại ách tắc khiến cho hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa, nông lâm sản của bà con với bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình có diện tích rừng trồng đã đến kỳ khai thác nhưng cũng không thể tiến hành được vì việc vận chuyển rất tốn kém, xe ô tô thì không vào được.

“Việc sửa chữa nhỏ thì xã có thể huy động bà con góp công, góp sức được; chứ hệ thống đường giao thông, các cầu, ngầm tràn hiện đang bị hư hỏng thì chúng tôi không thể làm được. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại cũng như giao thương hàng hóa, chúng tôi rất mong huyện, tỉnh quan tâm bố trí nguồn kinh phí sớm khắc phục những hư hỏng này”, ông Quân kiến nghị.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.