Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nỗ lực khắc phục lưới điện sau lũ

PV - 16:01, 04/09/2019

Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 hồi đầu tháng Tám vừa qua đã làm hệ thống điện ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát (Thanh Hóa) bị hư hỏng nặng, ngành Điện lực Thanh Hóa đã khẩn trương huy động nhân lực, vật lực tập trung xử lý sự cố, khẩn trương khôi phục cấp điện lại cho người dân.  

Theo báo cáo của Công ty Điện lực Thanh Hóa, mưa lũ đã làm hệ thống điện ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát bị hư hỏng nặng với 429 cột điện trung thế, hạ thế bị đổ, gãy, nghiêng, 23.000m dây bị đứt và hư hỏng, ước tính thiệt hại trên 12 tỷ đồng.

Sau thiên tai, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã khẩn trương huy động nhân lực, vật lực tập trung xử lý sự cố, khẩn trương khôi phục cấp điện lại cho Nhân dân. Tính đến ngày 15/8, ngành Điện đã khắc phục xong hệ thống điện bị hư hỏng trên địa bàn huyện Mường Lát.

Nhân viên điện lực huyện Quan Sơn kiểm tra khắc phục lưới điện sau mưa lũ. Nhân viên điện lực huyện Quan Sơn kiểm tra khắc phục lưới điện sau mưa lũ.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, mưa lũ làm sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khắc phục của ngành Điện. Đến nay, vẫn còn 338 khách hàng ở Quan Sơn, Quan Hóa chưa có điện sử dụng do còn ngập nước, đường giao thông bị sạt lở nên việc khắc phục rất khó khăn.

Tại huyện Quan Sơn, mưa lũ đã khiến cho hơn 150 cột điện, gần 2.000m dây điện trung áp, hạ áp, hơn 300 con sứ và 2 trạm biến áp bị hư hỏng, đổ gãy hoàn toàn tại huyện Quan Sơn. Riêng tại bản Sa Ná xã Na Mèo có 50 cột điện bị gãy, hơn 3.000m dây bị nước cuốn trôi và 1 trạm biến áp bị hư hỏng, với 125 hộ dân bị mất điện hoàn toàn.

Theo chính quyền địa phương, việc mất điện trong thời gian dài đang làm ảnh hưởng lớn đến công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và ổn định đời sống Nhân dân. Tại một số thôn bản thiệt hại nặng nề sau lũ, như ở Sa Ná, cơ quan chức năng đã phải vận chuyển máy nổ vào để phát điện phục vụ công việc. Trong thời gian chờ được cấp điện trở lại, các hộ dân tạm thời sử dụng nến và đèn pin để thắp sáng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Điện lực huyện Quan Sơn cho biết: Ngành Điện đã tiến hành khảo sát và hiện đã đưa được hơn 5.000m dây cáp, đào mới được 30 hố móng để có thể lắp đặt lại các đường dây điện vào bản Sa Ná.

Hiện tại, cùng với việc ưu tiên cho khắc phục sự cố điện tại bản Sa Ná, ngành Điện Thanh Hoá cũng đang nỗ lực sửa chữa lưới điện bị hư hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại bản Muống (xã Sơn Thuỷ), bản Son, bản Bo, bản Ché Lầu (xã Na Mèo). Tuy nhiên, việc khắc phục và cấp điện trở lại cho huyện Quan Sơn nói chung và cho bản Sa Ná nói riêng, vẫn còn nhiều khó khăn, do có nhiều điểm bị hư hỏng nghiêm trọng.

Cũng theo ông Tùng, đợt lũ vừa qua khiến ngành Điện huyện bị thiệt hại nặng nề, gần 130 cột trung áp và hạ áp bị gãy đổ, 20.000m dây và 2 trạm biến áp bị cuốn trôi. Thiệt hại ước tính khoảng 7 tỷ đồng.

“Hiện, vẫn còn 339 hộ tại 3 bản làng của 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy đang mất điện. Để sớm đóng điện trở lại cho các bản, chúng tôi đã huy động thêm lực lượng, phương tiên để khắc phục sự cố. Nếu thời tiết thuận lợi (không mưa), điện sẽ được cấp trở lại cho các bản trong khoảng đầu tháng Chín”, ông Tùng cho hay.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.