Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hồi sinh nghề thổ cẩm ở Con Cuông

PV - 21:15, 29/01/2018

Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Thái ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An. Đã có giai đoạn nghề dệt thổ cẩm nơi đây đứng trước nguy cơ mai một. Để khôi phục làng nghề truyền thống trước nguy cơ bị mai một, chính quyền và người dân nơi đây đã có nhiều nỗ lực để phát huy hiệu quả nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân.

Không thể phủ nhận nghề dệt thổ cẩm ở Con Cuông đã từng thu hút và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc. Nhưng, những năm gần đây nghề dệt truyền thống đang dần bị mai một, hoặc nếu còn cũng chỉ tồn tại một cách lay lắt.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX Thủ công mỹ nghệ bản Xiềng (Môn Sơn) được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX Thủ công mỹ nghệ bản Xiềng (Môn Sơn) được khách hàng ưa chuộng.

 

Bà Hà Thị Kích, dân tộc Thái ở bản Thái Sơn 1, xã Môn Sơn chia sẻ: Nghề dệt thổ cẩm của gia đình được lưu truyền nhiều thế hệ nay. Tuy nhiên có những lúc khung dệt của gia đình phải gác lại vì sản phẩm làm ra không bán được. Để hoàn thành một chiếc váy thổ cẩm, nếu nguyên liệu có sẵn thì nhanh lắm phải mất một tuần, trong khi đó quần áo trên thị trường chỉ cần bỏ ra một khoản tiền vừa phải là có thể mua ngay bất cứ lúc nào. Nếu tính ra thì công làm nghề dệt thổ cẩm quá thấp so với làm các nghề khác nên con cháu trong gia đình không còn hào hứng ngồi bên khung dệt.

Không hào hứng ngồi dệt thổ cẩm đó là tâm trạng chung của nhiều hộ trong bản, trong xã. Là một trong những phụ nữ có tay nghề cao trong bản, chị Lương Thị Ỏn cho biết: Vẫn biết nghề truyền thống của cha ông mà bỏ đi thì có tội, thế nhưng để sống được với nghề thì thật khó. Trước đây dệt thổ cẩm là nghề chính nhưng nay đành chuyển thành nghề phụ của gia đình mà thôi...

Trước thực trạng trên, việc bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái trên địa bàn huyện Con Cuông là vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm. Theo đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra để đồng bào Thái sống được với nghề, yên tâm bám nghề…

Ông Lương Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Môn Sơn, huyện Con Cuông cho biết: Trước thực trạng nghề dệt thổ cẩm của người Thái trên địa bàn có nguy cơ mai một, thất truyền, chính quyền xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nòng cốt là Hội Phụ nữ xã làm hạt nhân để tuyên truyền vận động bà con trong các bản khôi phục nghề dệt truyền thống. Để bà con có vốn sản xuất xã đã chủ động làm việc với huyện, với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để mua nguyên liệu đầu tư. Đặc biệt, chính quyền cũng vận động những cá nhân có điều kiện đứng ra tổ chức thành lập các tổ sản xuất, các HTX để tiến tới chuyên nghiệp hóa nghề dệt, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Được biết, hiện nay ở Con Cuông đã thành lập được nhiều tổ dệt thổ cẩm ở các bản trong xã. Bước đầu các HTX đã hoạt động có hiệu quả và tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhiều lao động của địa phương.

Chị Hà Thị Hằng, Chủ nhiệm HTX Thủ công Mỹ nghệ Môn Sơn ở xã Môn Sơn cho biết: Nhận thấy tiềm năng cũng như mong muốn của nhiều người trong xã rất muốn khôi phục nghề dệt, chị đã đứng ra tổ chức thành lập HTX để liên kết các tổ sản xuất trên địa bàn. Được sự hỗ trợ của chính quyền, đến nay HTX đã thu hút được 139 hộ tham gia với hàng trăm thành viên và đi vào sản xuất ổn định, bước đầu đem lại thu nhập 1,1 triệu đồng người/tháng. Cùng với đó, sản phẩm làm ra cũng không ngừng tăng về số lượng. Trung bình mỗi năm bà con sản xuất trên 12.000 sản phẩm các loại với tổng thu nhập trên 1,9 tỷ đồng.

Điều đáng ghi nhận là khi HTX Thủ công Mỹ nghệ được thành lập thì không khí sản xuất thổ cẩm trên địa bàn ngày càng phát triển. HTX đã cử một số chị em đi các nơi có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.. để học hỏi. Sau những lần đi thăm quan, học hỏi từ các địa phương trong, ngoài tỉnh, bà con đã sáng tạo nên những mẫu mã mới, cách làm mới. Vì thế sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và đa dạng được người tiêu dùng ưa thích và trân trọng.

Ông Vi Văn Qúy, Phó Trưởng phòng Công thương cho biết: Việc phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong thời gian gần đây đang có nhiều triển vọng và đi đúng hướng. Vì thế, ngày càng có thêm nhiều người tâm huyết với nghề, thị trường được mở rộng, giúp tăng việc làm và tăng thu nhập. Hiện tại, huyện đang tiếp tục hoàn thiện kế hoạch phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng để tạo sự đột phá và nâng cao mức sống cho người dân.

Việc phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang có nhiều triển vọng và đi đúng hướng. Vì thế, ngày càng có thêm nhiều người tâm huyết với nghề...”Ông Vi Văn Qúy, Phó Trưởng phòng Công thương

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.