Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỏi-đáp pháp luật

PV - 10:07, 24/04/2018

Hỏi: Tôi là người dân tộc Kinh, vợ là dân tộc Nùng. Trước đây, tôi làm khai sinh cho con theo dân tộc Kinh, nay được biết Nhà nước có chính sách cho phép thay đổi dân tộc cho con theo mẹ. Vậy, tôi cần đến cơ quan nào, thủ tục giải quyết ra sao?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch, Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”.

Tại khoản 3 Điều 46, Luật Hộ tịch quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”.

Trường hợp cụ thể của bạn, bạn cần kiểm tra giấy khai sinh xem con bạn đang ở độ tuổi bao nhiêu, nếu dưới 14 tuổi thì bạn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đã đăng ký khai sinh cho con hoặc nơi bạn đang cư trú để được giải quyết; nếu con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên thì bạn đến UBND cấp huyện để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 47, luật Hộ tịch, trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này, cụ thể:

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp-hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp-hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch...”.

Phan Thủy

(Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế-UBDT)

Tin cùng chuyên mục